700 ĐIỂM TOEIC NHỜ… VIẾT NHẬT KÝ

Chắc hẳn ai cũng từng thắc mắc học TOEIC thì mình cần viết nhật ký để làm gì đúng không? Trong khi bài thi Toeic là luyện nghe, luyện đọc, vậy tại sao mình lại luyện viết? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ? Nhưng hãy cùng theo dõi hết những chia sẻ của mình dưới đây để  hiểu tại sao viết nhật ký lại mang lại kết quả thần kỳ với mình như thế

loan


1. Vì sao mình viết nhật ký?

Mình là đứa lười, siêu lười, do đó mình lười cả ghi nhớ, hay như các bạn bây giờ hay nói là “não cá” ấy. Mình học trước quên sau và thậm chí lười nhớ rằng mình đã học được những gì. Do đó, “trời không chịu đất thì đất chịu trời”, mình đã phải đi mua 1 cuốn sổ thật lung linh xinh đẹp để viết tất cả những điều làm mình phải nhớ vào đó, ngăn chặn tình trạng não cá tiếp diễn thì sẽ có cái “cứu vớt”.

2. Mình viết những gì

Các bạn hình dung nhật ký là kiểu viết những tâm sự tuổi hồng, những cảm xúc tâm tư hàng ngày của mình vào đấy đúng không? 

Ừ nó là “nhật ký ” cơ mà, nhưng khi vào tay mình nó đã bị biến đổi hoàn toàn chức năng vốn có của nó. Nó không mang những tâm tư tình cảm gì cả, nhật kí của mình toàn bài học, bài học, bài học,.. thỉnh thoảng là note nhé, deadine xem hôm nay phải hoàn thành cái gì, mai phải hoàn thành cái nào nữa,… à, thỉnh thoảng cũng có vài câu tiếng anh học lỏm được mình viết vào đó để lấy động lực nữa, cũng có dán hoa hòe, mấy sticker xinh xinh để trong thu hút hơn. 

Còn cụ thể những thứ mà mình sẽ ghi vào quyển nhật ký thần thánh của mình bao gồm

+ Trang đầu tiên: Những thứ cần lưu ý khi học toeic. Bao gồm:

– Những giai đoạn luyện thi TOEIC

– Những giai đoạn tham dự kỳ thi

– Những điều tuyệt đối nên tránh khi làm bài thi

+ Trang tiếp theo: Những mẹo ôn thi Toeic

Đây là những mẹo mà mình rút ra được trong quá trình ôn luyện, mẹo mà cô giáo hay các bạn truyền dạt cho để có thể giành được điểm cao, chiếm ưu thế trong bài thi,mình sẽ ghi vào đó để những lúc nào bí bách mình còn có đủ “vũ khí để chiến đấu”. 

Mình thấy những trang  này khá quan trọng, và được coi là trang bí kíp tuyệt vời của mình trong việc ôn luyện. Nó khá hữu ích và cần thiết và mình nghĩ mỗi bạn nên có riêng cho mình những thủ thuật làm bài riêng của bản thân mình để đạt điểm cao nhé

+ Tiếp theo: Thời gian biểu

Mình giành trang này để phân chia thời gian học cụ thể, khoa học, rõ ràng. Mình đã tham khảo một bài báo khoa học về thời gian vàng mà còn người nên áp dụng để học tập. Mình đã học theo những khung giờ này để đảm bảo việc cân bằng giữa việc học trên lớp và việc học toeic, tránh bị quá tải hay nặng quá về phần nào khiến bị stress. 

Những khung giờ vàng giúp học bài hiệu quả theo chuẩn khoa học như sau, các bạn có thể tham khảo nhé:

– Sáng: 4h30 – 6h: Học lý thuyết sẽ rất dễ nhớ.
            7h15 – 10h: Học các môn liên quan đến xã hội, văn học, ngôn ngữ rất tốt cho ta.

– Chiều:14h – 16h30: Là khoảng thời gian học tốt những môn tự nhiên yêu cầu suy luận, logic và tính toán nhiều.

– Tối:19h45 – 22h30: Học những môn yêu cầu phải tính toán hoặc không phải nhớ nhiều sẽ giúp ta tỉnh táo hơn là những môn học thuộc lòng và kiến thức rắc rối.

Lưu ý: Đi ngủ lúc 23h và dậy sớm lúc 5h sẽ giúp ta có được kết quả học tập tốt hơn và trí nhớ tốt hơn so với việc thức khuya đến 2-3h sáng. Và nên nhớ Cứ 45′ thì nên dành ra 3-5′ để giải lao sẽ giúp ta học hiệu quả hơn. Do đó mình không bao giờ thức khuya “cày” bài như các bạn khác ở lớp mình. Mà cứ đến giờ là học, đến giờ là ngủ, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt điều độ, sau một thời gian mình cảm thấy học hành tiến bộ và cơ thể khỏa mạnh, sảng khoái hẳn, không hề bị stress. 

+ Những trang tiếp theo: Ngữ pháp

Các cấu trúc ngữ pháp là không thể thiếu trong phần thi Reading. Và đây dường như là những trang chiếm số lượng nhiều dần đề trong nhạt ký của mình. Mỗi ngày học được dạng cấu trúc nào mới, mình đều ghi luôn vào sổ ngay lúc ấy, ngày nào cũng cập nhật thông tin đầy đủ chẳng kém những dạng cảm xúc tuổi hồng mà các bạn ngày nào cũng tâm sự trong nhật ký của các bạn ấy cả ^^ thậm chí của mình còn nhiều mà đa dạng hơn ý chứ

+ Trang kế tiếp: Từ vựng

Từ vựng thì là muôn hình vạn trạng, mình cảm tưởng như mình ghi cả cuốn sổ của mình không hết ý. Nhưng không phải ghi cho có vào đấy. Mỗi từ vựng mình đều đầy đủ thông tin cả phiên âm, dịch nghĩa, ví dụ, và cả những cụm từ liên quan. Như vậy mình sẽ hiểu rõ ràng về từ đó hơn,. khi gặp những vấn đề về từ loại mình sẽ không còn phân vân nhiều, băn khoa  nhiều xem trường hợp này mình nên chọn gì nữa. 

+ Tập viết

Có lẽ trang này mọi người hay thắc mắc nhất đúng không? Đây cũng là trang chiến số lượng nhiều nhất trong cuốn sổ. 

ở đây, mình viết tất cả những điều về buổi học như là tiến độ học tập của mình như thế nào hôm nay mình đã cải thiện cái gì chưa hay vẫn dậm chân tại chỗ, những người bạn mới mà mình quen biết và giáo viên mà mình thích… tất cả đều được viết bằng tiếng anh

Và mình khuyên rằng, Nếu bạn học TOEIC cùng một người bạn khác, hãy lập một danh sách các chủ đề để viết cho mỗi người. Các bạn có thể viết ba đoạn văn ngắn mỗi tuần và trao đổi cho nhau để cùng sửa lỗi sai. Tìm lỗi sai của bạn mình là một cách thực hành rất hiệu quả. Đây là một cách hữu hiệu  để làm tốt Phần V và VI của bài thi TOEIC đó ^^ Bởi dần dần, những từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mà mình áp dụng khi viết nó dần ăn sâu vào trong trí nhớ, và mình sẽ quen với nó lúc nào không hay biết
 

Với cuốn sổ nhỏ bé bên cạnh, mình không bao giờ lo mình quên kiến thức, chỉ là cập nhật chưa đủ, Mình cũng không lo không có người  tâm sự, vì mọi ưu tư mình đều đổ dồn vào những trang cuối ấy, nhưng không phải là bằng tiếng mẹ để, mà bằng tiếng anh. Đây cũng là cách để tránh bị đọc trộm nhật ký đó hihi

Mình không ngờ với một cuốn sổ nhỏ mà nó lại mang đến giá trị lớn dến thế. Các bạn có thể thử theo mình nhé. Nếu có gì cần troa đổi các bạn có thể in qua FB Loan Trinh của mình nha: 

https://www.facebook.com/loan.trinh.vcu89?fref=mentions

Chúc các bạn thành công!

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn