Cách đạt điểm tối đa dạng bài Short answer IELTS Listening
Short Answer IELTS Listening là một trong những dạng bài ít xuất hiện trong bài thi Listening nhưng cũng không đảm bảo 100% sẽ không bao giờ gặp dạng bài này. Để đạt điểm tuyệt đối, bạn cần chuẩn bị tốt tất cả các dạng xuất hiện trong phần thi IELTS Listening. Dạng bài Short Answer thường có trong Listening Part 2 và yêu cầu thí sinh cần lắng nghe thật cẩn thận để ghi chép đúng chính tả câu trả lời. Để luyện thành thạo và chinh phục điểm cao trong dạng bài này, người nghe phải chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe và ghi chép cẩn thật, không bỏ lỡ bất kỳ đoạn thông tin nào trong phần nghe. Dưới đây, Athena sẽ giúp bạn đạt được điểm cao khi gặp dạng bài Short answer IELTS Listening.
- Tổng quan về dạng bài Short answer IELTS Listening
- Chiến lược chinh phục dạng bài Short answer IELTS Listening (kèm ví dụ minh họa)
- Một số sai lầm cần tránh trong dạng bài Short answer IELTS Listening
- Bài tập cho dạng bài Short answer IELTS Listening
- Chinh phục điểm cao dạng bài Short answer IELTS Listening với Athena
Tổng quan về dạng bài Short answer IELTS Listening
Short answer IELTS Listening là dạng bài xuất hiện dưới các câu hỏi ngắn, bắt đầu với các từ để hỏi như How/When/Where/What/Which/Why. Dạng bài này sẽ yêu cầu người nghe viết ngắn gọn câu trả lời dựa trên thông tin nghe được. Vì vậy, đề bài thường yêu cầu người nghe điền 1-3 từ hoặc một con số cho đáp án của mình.
Người nghe sẽ thường bắt gặp các dạng câu hỏi như ví dụ dưới đây:
Answer the questions below.
Write ONLY ONE WORD OR A NUMBER from the dialogue for each answer.
- Of which city with skyscrapers Neil didn't think?
- Which year did Neil choose?
- For how many years the St Paul's Cathedral was the tallest building in the city?
- What are the Gherkin, the Cheese Grater and the Walkie Talkie?
- When did the building of St Paul's Cathedral start?
Dạng bài Short Answer IELTS Listening xuất hiện chủ yếu ở Listening Part 2 bên cạnh các dạng bài khác như multiple choice, dạng bài map.. Trong phần thi, thí sinh sẽ nghe các đoạn hội thoại giữa người dân địa phương, hoặc phần hướng dẫn, bài giới thiệu từ người hướng dẫn viên về một địa điểm nào đó. Để đạt kết quả cao, thí sinh cần tập trung vào việc nhận diện thông tin chính và điểm quan trọng, từ đó điền vào câu trả lời một cách chính xác.
Đề thi Short answer IELTS Listening
Chiến lược chinh phục dạng bài Short answer IELTS Listening (kèm ví dụ minh họa)
Để đạt được mục tiêu lấy điểm tối đa cho dạng bài Short Answer IELTS Listening đòi hỏi sự tập trung và có chiến lược đúng đắn. Dưới đây là một số bước mà Athena gợi ý cho bạn để có được điểm cao:
Đọc thật kỹ yêu cầu đề bài
Trước khi nghe, hãy đảm bảo bạn đã đọc và hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi. Điều này giúp bạn tập trung vào việc lắng nghe các thông tin cụ thể mà câu hỏi yêu cầu. Đôi khi, một từ ngữ nhỏ có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu trả lời.
Việc đọc và xác định yêu cầu đề bài cực kỳ quan trọng: giúp người nghe nhận biết số lượng từ cần điền vào câu trả lời. Đối với dạng bài Short answer IELTS Listening, đáp án sẽ yêu cầu bạn điền vào 1-3 từ hoặc một con số. Hãy ghi nhớ vì nếu như đáp án đúng nhưng viết dư số lượng từ thì câu trả lời của bạn cũng không có điểm.
Write ONLY ONE WORD OR A NUMBER from the dialogue for each answer.
- How many days did the scientists spend under the waves?
- What answer did Rob choose?
Ví dụ như bài trên, đề bài yêu cầu chỉ được điền “ONE WORD” hoặc “A NUMBER”, người nghe chỉ được điền 1 từ hoặc 1 số. Nếu như đáp án đúng nhưng thêm các mạo từ “a/an/the” sẽ làm dư số từ và dẫn đến mất điểm. Hãy thật cẩn trọng khi xác định yêu cầu đề bài để đảm bảo đạt được điểm tối đa trong phần thi.
Bước đầu tiên chinh phục Short answer IELTS Listening - Đọc yêu cầu đề bài
Tìm hiểu thêm: Tổng Hợp Bộ Tài Liệu Luyện Nghe Ielts Miễn Phí Cho Người Mới Bắt Đầu
Gạch chân từ khóa và dự đoán câu trả lời
Trước khi nghe, thí sinh nên gạch chân hoặc khoanh tròn các từ khóa đứng phía trước đáp án cũng như từ để hỏi trong câu. Việc quan sát loại câu hỏi (What/Who/When/How/Which) giúp người nghe xác định loại thông tin cần tìm trong bài. Ngoài ra, người nghe có thể dự đoán loại từ hoặc phạm vi của câu trả lời dựa vào từ để hỏi của đề bài.
- What (Cái gì): Sử dụng để hỏi về một vật thể, sự việc, hoặc thông tin tổng quát về một điều gì đó và thường là danh từ. Ví dụ: "What is the main topic of the lecture?" (Chủ đề chính của bài giảng là gì?)
- Who (Ai): Sử dụng để hỏi về người tham gia hoặc người liên quan đến sự việc, sự vật. Với Who, câu trả lời chắc chắn sẽ là danh từ chỉ người. Ví dụ: "Who is going to give the presentation?" (Ai sẽ thuyết trình?)
- When (Khi nào): Sử dụng để hỏi về thời gian, ngày tháng, hoặc khoảng thời gian cụ thể. Ở đây, đáp án có thể là danh từ, có thể là số đếm.Ví dụ: "When is the conference scheduled?" (Hội nghị được lên lịch vào lúc nào?)
- How (Như thế nào, làm sao): Sử dụng để hỏi về cách thức, phương pháp, hoặc tình trạng thực hiện. Câu trả lời cho How có thể vừa là danh từ, vừa là tính từ hoặc một cụm động từ. Ví dụ: "How can you improve your language skills?" (Làm thế nào để bạn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ?)
- Which (Nào, cái nào): Sử dụng để hỏi về sự lựa chọn hoặc định rõ sự phân biệt giữa các tùy chọn. Ví dụ: "Which book did the professor recommend?" (Giáo sư đã khuyên bạn đọc cuốn sách nào?)
Việc nhận biết và hiểu rõ loại câu hỏi được yêu cầu sẽ giúp bạn xác định mục tiêu tìm kiếm thông tin trong bài nghe và điền câu trả lời một cách chính xác trong dạng bài Short Answer IELTS Listening.
Cùng Athena phân tích cách thực hiện bước trên qua ví dụ dưới đây nhé:
Answer the questions below.
Write ONLY ONE WORD OR A NUMBER from the dialogue for each answer.
- What's the name of the laboratory?
Đối với câu hỏi trên, từ để hỏi là “what”, người nghe tạm xác định bước đầu đáp án cần điền là danh từ, liên quan đến sự vật, sự việc. Cụm “what’s the name” hỏi về tên, nếu như vậy trong bài nghe có thể xuất hiện phần đánh vần của speaker hoặc nêu ra một vài cái tên phổ biến.
Áp dụng các bước trên giúp bạn tự tin xác định và sử dụng các từ khóa để tìm kiếm thông tin cụ thể, từ đó lựa chọn câu trả lời chính xác cho dạng bài Short Answer trong IELTS Listening.
Bước 2 khi làm dạng bài Short Answer IELTS Listening - Gạch chân từ khóa và dự đoán câu trả lời
Cẩn thận trong quá trình nghe
Trong quá trình nghe, cố gắng đừng để bị sao nhãng bởi bất kỳ yếu tố nào khác. Khi nghe, hãy tập trung vào việc lắng nghe để hiểu ý của speaker trong bài. Đừng chỉ nên nhìn chăm chăm vào các từ trong bài vì có thể bài nghe sẽ biến tấu hoặc paraphrase lại theo một hình thức khác, việc này sẽ khiến bạn dễ bị rối trong lúc nghe.
Thường thì những từ và con số quan trọng sẽ được người nói nhấn mạnh trong ngữ điệu và nói rất rõ ràng. Đặc biệt, khi tập trung lắng nghe cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng hơn để bắt được từ khóa trong bài nghe khớp với các từ mình gạch chân và giúp bạn xác định được đoạn thông tin đang chứa câu trả lời.
Ngoài ra, ngay sau khi bạn nghe được một phần của bài nghe có chứa câu trả lời, hãy ghi chú lại đáp án ngay lập tức. Bạn sẽ không đoán được những đoạn thông tin xuất hiện phía sau, để tránh việc bị gây nhiễu và quên thông tin quan trọng, điền đáp án vào bài khi nghe được. Tuy nhiên, khi nghe xong đừng vội chủ quan, hãy lắng nghe hết đoạn audio phía sau để tránh các trường hợp xuất hiện các từ “But, However, Although..” làm thay đổi nội dung câu trả lời.
Ví dụ: What date could you move here?
Đoạn script: I intended to move here on January 10th. However, I forgot that I have a meeting with my boss at the company on this day so I would like to choose January 14th.
(Tôi dự định chuyển đến đây vào ngày 10 tháng Giêng. Tuy nhiên, tôi quên rằng tôi có cuộc họp với sếp tại công ty vào ngày này nên tôi muốn chọn ngày 14 tháng Giêng.)
Thoạt nhìn, đáp án là January 10th, nhưng sau đó vì người này bận nên đáp án chuyển thành January 14th.
Bước 3 trong chiến lược chinh phục Short answer IELTS Listening - Cẩn thận trong quá trình nghe
Tìm hiểu thêm: Trọn Bộ Sách Tự Học IELTS Speaking Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Kiểm tra lại câu trả lời
Dù là bước quan trọng để làm bài Short answer IELTS Listening, nhưng rất nhiều thí sinh thường bỏ qua để tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi cho các bài sau. Đọc và rà soát câu trả lời và đảm bảo từ hoặc cụm từ chính xác như được nói trong bản thu âm. Người nghe không nên thay đổi bất kỳ hình thức nào của từ, bởi vì thậm chí một sự biến đổi nhỏ có thể làm mất đi sự trùng khớp với đáp án.
Bạn có thể bị rối vì có nhiều thông tin tương tự trong bài nghe, nhưng chỉ một cái là đáp án đúng. Việc kiểm tra lại giúp cho thí sinh khi làm bài có thể xác định đáp án chính xác và loại bỏ sự nhầm lẫn về thông tin tương tự. Nếu không kiểm tra lại và gửi câu trả lời mà chưa chắc chắn, thí sinh có thể rơi vào tình trạng sai sót, dẫn đến việc mất điểm vì các lỗi như ghi sai từ hoặc cụm từ.
Một số mẹo nhỏ mà người nghe có thể áp dụng ngay tại bước này:
- Kiểm tra độ phù hợp: Đảm bảo rằng câu trả lời của bạn thật sự phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. Đôi khi, việc ghi lại câu trả lời chính xác nhưng không đáp ứng đúng yêu cầu của câu hỏi có thể dẫn đến mất điểm.
- Kiểm tra từng từ: Kiểm tra từng từ trong câu trả lời để đảm bảo tính chính xác. Đặc biệt lưu ý đến việc bạn không thay đổi hình thức từ, vì một biến thể nhỏ có thể làm mất đi sự trùng khớp với bản nghe.
- Giữ nguyên câu trả lời nếu chắc chắn: Nếu bạn có đủ tự tin về câu trả lời mà bạn đã ghi, hãy giữ nguyên câu trả lời đó và không thay đổi nó. Tránh thay đổi câu trả lời khi không cần thiết.
Trong dạng bài Short Answer của IELTS Listening, nếu không chắc chắn hoặc không biết thông tin gì về câu trả lời, bạn đừng nên vì bỏ trống. Một câu cũng có thể thay đổi số điểm của bạn trong bài thi IELTS Listening. Khi thật sự không biết gì về câu trả lời, hãy quay lại bước 2, xác định loại từ trong câu và cố gắng điền đáp án mà bạn thấy hợp lý nhất để tăng xác suất có thêm điểm cho bài thi của mình.
Bước 4: Kiểm tra lại đáp án
Ví dụ minh họa cho các bước làm bài:
Answer the questions below.
Write NO MORE THAN TWO WORDS from the dialogue for each answer.
- What TWO factors can make social contact in a foreign country difficult?
Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài => Chỉ điền từ 1 - 2 từ cho đáp án
Bước 2: Gạch chân từ khóa và xác định loại từ
Câu hỏi | Loại từ | Đáp án dự đoán |
What TWO factors can make social contact in a foreign country difficult? (2 yếu tố nào có thể gây khó khăn cho việc giao tiếp xã hội ở nước ngoài?) | Nouns (Danh từ) |
|
Bước 3: Lắng nghe cẩn thận
Bạn có thể nghe audio cho bài trên tại đây:
Bước 4: Kiểm tra câu trả lời
Đáp án: language, custom
Audio Script:
Good evening, and welcome to the British Council. My name is John Parker and I’ve
been asked to talk to you briefly about certain aspects of life in the UK before you
actually go there. So I'm going to talk first about the best ways of making social contacts
there. Now you might be wondering why it should be necessary. After all, we meet
people all the time. But when you’re living in a foreign country it can be more difficult, not
just because of the language, but because customs may be different.
Một số sai lầm cần tránh trong dạng bài Short answer IELTS Listening
Ngoài việc có chiến lược hợp lý để làm dạng bài Short answer IELTS Listening, người nghe cần hạn chế tối đa các sai sót hoặc những cái bẫy trong bài thi để đạt được điểm cao nhất:
- Sai chính tả
Một trong những lỗi thường gặp trong dạng bài Short Answer là ghi sai chính tả của các từ hoặc cụm từ. Việc này có thể làm cho câu trả lời không chính xác và làm mất điểm. Để tránh lỗi này, hãy nghe kỹ và chú ý đến cách người nói phát âm từng từ. Ghi chép chính xác và kiểm tra lại từng từ sau khi hoàn thành.
- Trả lời sai loại từ vì không xác định câu hỏi
Một sai lầm khác là trả lời sai loại từ. Điều này xảy ra nếu bạn không tập trung vào yêu cầu cụ thể của câu hỏi và không xác định loại từ trước khi làm bài. Khi nghe xong, bạn có thể sẽ bị rối vì không biết đáp án nên là loại từ nào.
Xác định loại từ trước khi nghe
- Câu trả lời chưa đủ/ thêm thắt từ cho đáp án
Nhiều bạn rơi vào tình trạng tự ý thêm mạo từ trước danh từ khi đáp án giới hạn số lượng từ cần điền . Điều này có thể khiến câu trả lời không đáp ứng yêu cầu của câu hỏi và làm mất điểm. Bạn cần ghi chính xác từ hoặc cụm từ mà bạn nghe thấy và tránh thêm bớt từ nếu như đề bài giới hạn số lượng từ cho phép.
Ngoài ra, nhiều trường hợp thêm s/es vào danh từ số nhiều và việc sót chữ hoặc con số quan trọng trong câu trả lời có thể dẫn đến việc trả lời sai. Hãy lắng nghe kỹ và đảm bảo bạn đã ghi chép đầy đủ thông tin. Kiểm tra lại câu trả lời trước khi gửi để đảm bảo tính chính xác.
- Đoán bừa trước khi nghe
Đoán một câu trả lời khi bạn không chắc chắn có thể dẫn đến trả lời sai. Nếu bạn không biết chắc, nên để trống hoặc đến khi nghe hết audio mà vẫn không tìm ra câu trả lời thì hãy điền vào đáp án mà mình thấy hợp lý nhất thay vì đoán từ đầu rồi bỏ lỡ thông tin trong bài nghe.
- Không kiểm tra lại
Không kiểm tra lại câu trả lời trước khi gửi bài có thể dẫn đến mất điểm. Trong đoạn audio, đáp án sẽ thay đổi nếu như các từ "however," "although," "but" xuất hiện. Hãy lắng nghe hết đoạn audio để đảm bảo bạn hiểu rõ thông điệp và nghĩa của câu trước khi xác định câu trả lời. Đặc biệt, kiểm tra xem liệu câu trả lời có thay đổi khi có những từ này trong ngữ cảnh hay không.
Bài tập cho dạng bài Short answer IELTS Listening
Bài mẫu 1
Questions 11 – 16
Answer the questions below.
Write NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER for each answer.
What TWO factors can make social contact in a foreign country difficult?
- 11 ...............................
- 12 ...............................
Which types of community groups does the speaker give examples of?
theatre
- 13 ..................................
- 14 ..................................
In which TWO places can information about community activities be found?
- 15 ..................................
- 16 ..................................
Link audio: tại đây
Đáp án:
11 & 12: language; customs
13 & 14: music (groups); local history (groups)
15 & 16: (the) (public) library/libraries; (the) town hall
Audio script:
You will hear an extract from a talk given to a group who are going to stay in the UK.
Good evening, and welcome to the British Council. My name is John Parker and I’ve
been asked to talk to you briefly about certain aspects of life in the UK before you
actually go there. So I'm going to talk first about the best ways of making social contacts
there. Now you might be wondering why it should be necessary. After all, we meet
people all the time. But when you’re living in a foreign country it can be more difficult, not
just because of the language, but because customs may be different.
If you’re going to work in the UK you will probably be living in private accommodation, so
it won’t be quite so easy to meet people. But there are still things that you can do to help
yourself. First of all, you can get involved in activities in your local community, join a
group of some kind. For example, you’ll probably find that there are theater groups who
might be looking for actors, set designers and so on, or if you play an instrument you
could join music groups in your area. Or if you like the idea of finding out about local
history there’ll be a group for that too. These are just examples. And the best places to
get information about things like this at either the town hall or the public library. Libraries
in the UK perform quite a broad range of functions nowadays – they’re not just confined to lending books, although that’s their main role of course.
Bài mẫu 2:
“Underwater living”
Answer the questions below.
Write ONLY ONE WORD OR A NUMBER from the dialogue for each answer.
- How many days did the scientists spend under the waves? ...............................
- What answer did Rob choose? ...............................
- What's the name of the laboratory? ...............................
- Where's the laboratory situated? ...............................
- What is the world record, in minutes, for holding breath underwater? ............
Link audio: tại đây
Audio script:
Rob: Hello and welcome to 6 Minute English from BBC Learning English. I'm Rob and with me is Finn.
Finn: …
Rob: Finn? Are you ok?
Finn: (breathes out) Ahhh… 49 seconds… I was just… holding my breath!
Rob: A new hobby of yours, Finn?
Finn: Well today… we're talking about people living underwater – so I thought I could do with some practice.
Rob: Ok – well you get your breath back. Today, we'll be hearing about scientists who broke the world record for time spent underwater – they spent an incredible 31 days under the waves! And we'll be learning some related vocabulary too. Ready now, Finn?
Finn: Yes – I think so. And are you ready for this week's question?
Rob: Hit me with it.
Finn: This week's question is… what is the longest time a human being has held their breath underwater for? Is it:
- 12 minutes
- 18 minutes
- 22 minutes
Rob: I'm going to go for b) 18 minutes.
Finn: I'll tell you if you're right or wrong at the end of the programme, but… don't hold your breath!
Rob: Haha. Don't hold your breath – a phrase which means 'don't expect that a particular good thing will happen'. Anyway – what about these scientists – did they hold their breath for 31 days?
Finn: Haha – no – but they did live underwater in a laboratory. That's a room or building with scientific equipment for doing tests.
Rob: One of the men was Fabien Cousteau, who's an oceanographer – someone who studies the oceans. He's the grandson of Jacques Cousteau – a Frenchman who held the previous record of 30 days underwater.
Finn: Fabien said he wanted to break his grandfather's record to raise awareness of ocean conservation – protecting and looking after the ocean.
Rob: Well he's raised our awareness at least. Now I'm interested in how they lived underwater. Listen to Fabien talking about the laboratory called Aquarius. Which word does he use to say that the lab is completely underwater?
Fabien Cousteau (Oceanographer): Aquarius is very unique in that it's the only undersea marine laboratory – it gives us a unique platform from which to live and explore this final frontier on our planet.
Finn: He called it an undersea laboratory. ‘Undersea’ is, as you might guess, a word similar to underwater. It means under the sea.
Rob: And he called this undersea world 'the final frontier'. It's an interesting phrase – it comes from the Star Trek television series, which called space the final frontier – the last place that humans have not yet traveled to, the last place to explore.
Finn: And apparently this laboratory was 18 meters under the sea in Florida... and being there allowed them to spend less time diving and more time observing marine life.
Rob: Marine life – that means 'of the sea', so marine life means sea life, plants and animals that live in the sea. They were particularly interested in investigating the effects of pollution on coral.
Finn: Now, I know they did this to raise awareness of marine conservation. But what I'm really interested in is what life was like for them. What was it like to live underwater for so long?
Rob: Surprisingly, perhaps, life there wasn't too bad. They had air conditioning, hot water and internet access!
Finn: Though I do know that Fabien struggled with one aspect. Listen to him to find out what:
Fabien Cousteau (Oceanographer): Unfortunately for me, as a French person, the food will also be simulated – freeze dried, astronaut type of food, canned foods – things like that, so it's a horror show for me.
Rob: Poor Fabien. He said the food was pretty awful. Maybe it was English food?!
Finn: Probably – as a Frenchman he wasn't impressed by the freeze-dried food – that means food that is quickly frozen and dried – to preserve it.
Rob: Yes, he thought it was astronaut style food – the sort of food you would eat as an astronaut – someone who travels into space!
Finn: And coming back to dry land they had to spend 16 hours decompressing.
Rob: That's very important. Divers have to decompress – to return to their original body pressure – when they come out of the water.
Finn: Sounds like a long time to wait for a good meal! So Rob – what do you think? Would you like to live underwater for a month?
Rob: Absolutely not. I'd get very claustrophobic in those small spaces.
Finn: Anyway – let's see if you got this week's question right. I asked you what you thought the world record for holding your breath for underwater was.
Rob: I went for 18 minutes.
Finn: Actually is was even longer than that. 22 minutes, 0 seconds by Stig Severinsen from Denmark. Stig was allowed to hyperventilate – breathe fast and deeply using oxygen before the attempt. Please don't try this at home! Well, that brings us to the end of today's 6 Minute English. We hope you’ve enjoyed today’s underwater programme. Please join us again soon. Bye.
Rob: Bye.
Chinh phục điểm cao dạng bài Short answer IELTS Listening với Athena
Athena hy vọng bạn có được những tips làm bài dạng Short answer IELTS Listening để đạt được điểm tối đa trong bài thi IELTS. Bạn có thể lưu về học dần để áp dụng luyện tập tại nhà. Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn và cần thành thạo với dạng bài trên, bạn có thể tham khảo các khóa học tại Athena để cải thiện trình độ Listening của mình dưới đây nhé!
Khóa học IELTS toàn diện từ 0 đạt 6.5-8.0+ giúp bạn nâng band 4 kỹ năng nhanh chóng tại Athena.
- Lộ trình học “tối giản”, “tối ưu” giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản, và nắm chắc tấm bằng IELTS 6.5-8.0+ trong tầm tay.
- Giáo trình và phương pháp được chính Ths. Đỗ Vân Anh (8.5 IELTS với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy TOEIC/IELTS) biên soạn và giảng dạy trực tiếp.
- Học phí “nhẹ ví” với các bạn sinh viên: Khóa IELTS từ mất gốc đến 6.5-8.0+ tại Athena là lựa chọn phù hợp với các bạn sinh viên mong muốn sở hữu tấm bằng IELTS với chi phí thấp nhưng chất lượng cao. Ngoài ra, Athena còn trao học bổng định kỳ với các bạn đạt điểm IELTS như mong ước.
Thông tin chi tiết về khoá học IELTS từ 0 đạt 6.5-8.0 của Athena TẠI ĐÂY.
Xem thêm: