CÁCH NHỚ TỪ VỰNG HIỆU QUẢ KHI LUYỆN THI TOEIC

Từ vựng là một phần không thể thiếu và chiếm phần lớn trong bài thi TOEIC. Có vốn từ vựng phong phú là bạn đã nắm được 50% thành công trong quá trình ôn luyện của mình. Tuy nhiên để có được vốn từ vựng đủ cho bạn tự tin trong bài thi TOEIC, cũng là một vấn đề không hề dễ dàng. Học tủ, học gạo rất khó làm bạn tăng vốn từ, vậy làm sao vừa tăng vốn từ, vừa có thể nhớ lâu để áp dụng vào bài thi cũng như thực tế? Đây là một câu hỏi mà ai cũng muốn có đáp án

 

Và sau khi luyện thi một khóa học tại trung tâm anh ngữ Athena, mình tích lũy được một số phương pháp học, cách nhớ từ vựng hiệu quả. Các bạn cùng đón đọc nhé, biết đâu sẽ giúp đỡ cho bản thân trong quá trình luyện thi TOEIC đó!

hoc vien tai athena


1. Phân Tích Thành Phần Của Từ

 

Từ được hình thành bởi các từ gốc (roots), các tiền tố (prefixes) đứng trước từ gốc, và các hậu tố (suffixes) đứng sau từ gốc. 
Ví dụ: 
re (tiền tố) + circula (từ gốc) + tion (hậu tố) = recirculation 
Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ gốc, các tiền tố, và hậu tố xuất xứ từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Tìm hiểu về ý nghĩa của các từ gốc, các tiền tố, và hậu tố sẽ giúp bạn tăng vốn từ vựng của bạn. 
Ví dụ:
• - re (lại) có nghĩa là again (một lần nữa) 
• - reunite (đoàn tụ) nghĩa là bring together (mang lại với nhau một lần nữa) 
• - reconsider (xem xét lại) nghĩa là think about again (suy nghĩ một lần nữa) 
• - retrain (đào tạo lại) train again (đào tạo một lần nữa)

2. Nhận diện được những hình thức ngữ pháp (Grammatical Forms)
 

Một số hậu tố (suffixes) cho bạn biết một từ là một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ. Bạn có thể học cách nhận diện những hậu tố khác nhau. Những hậu tố sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ mới. 
Ví dụ: 
• - Nouns: -tion,-ism,-ship,-ity,-er,-or, -ee, -ence, -ance, -ment, -ity, … 
• - Verbs: -ize, -en, -ate 
• - Adjectives: -ous, -able, -al, -ic, -ful, -less 
• - Adverbs: -ly

 

Tài liệu được Cô Vân Anh biên soạn:


3. Nhận diện được Word Families 

Cũng giống như anh chị em trong cùng một gia đình, những từ đều có liên quan với nhau. Một từ có thể trở thành một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ bằng cách thay đổi hậu tố (suffixes) của nó. 
Ví dụ: 
• - depend (verb) 
• - dependence (noun) 
• - dependable (adjective) 
• - dependably (adverb) 
Bốn từ trên cùng với nhau tạo thành một gia đình từ. Ý nghĩa của mỗi từ là tương tự với những từ khác, nhưng mỗi từ có một hình thức khác nhau về ngữ pháp. 
Việc biết gia đình từ (word families) sẽ giúp bạn điều gì ? 
• - Bạn sẽ học được nhiều từ hơn. Khi bạn tìm thấy một từ mới, hãy tìm trong từ điển để tìm các thành viên khác trong cùng gia đình từ. 
• - Bạn sẽ hiểu được những từ mới. Xem xét cẩn thận một từ mới. Nó có thể là liên quan đến một từ mà bạn đã biết.

4. Hãy làm một danh sách từ vựng của riêng bạn

• - Khi bạn đọc, bạn sẽ gặp nhiều từ mới, và bạn sẽ cần phải có cách tổ chức hiệu quả để ghi lại chúng. 
• - Sử dụng một cuốn tập để ghi lại những từ mới của bạn. 
• - Đối với mỗi từ mới, viết từ, từ đồng nghĩa, định nghĩa, các câu gốc mà bạn tìm thấy các từ, và sau đó tạo thành câu của riêng bạn bằng cách sử dụng các từ này. 
• - Mỗi ngày, hãy xem lại các từ của những ngày trước đó.

Xem them các tài liệu khác:

5. Hãy Đọc Tin Tức Hàng Ngày 

Điều quan trọng là đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh mỗi ngày, ngoài bài tập trên lớp. Điều quan trọng là đọc những điều thú vị cho bản thân bạn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ trải nghiệm theo cách này. Một yếu tố quan trọng khác là bạn đọc nhiều thể loại khác nhau điều này sẽ giúp bạn không buồn chán và quan trọng hơn là giúp bạn học có một vốn từ vựng đa dạng hơn. 
• - Đọc 20-30 phút mỗi ngày. 
• - Đọc những gì mang lại điều thú vị cho bạn. 
• - Đọc nhiều chủ đề khác nhau. 
• - Đọc sách, tạp chí, báo chí, và các trang web.

6. Các bước giúp bạn đọc để cải thiện vốn từ vựng

Bước 1. Đọc mà không dừng lại. Đừng dừng lại để tra nghĩa của những từ chưa biết. Bạn có thể hiểu được ý chính của một đoạn văn mà không cần hiểu biết từng từ một 
Bước 2. Gạch chân hay đánh dấu các từ chưa biết, hoặc viết chúng vào một tờ giấy riêng. 
Bước 3. Đoán ý nghĩa của các từ chưa biết. Sử dụng bối cảnh và kiến thức về các tiền tố và hậu tố và gia đình từ để đoán. 
Bước 4. Chọn năm từ khoá và viết chúng vào trong sổ tay từ vựng tiếng Anh của bạn. Những từ không biết này rất quan trọng trong việc hiểu ý nghĩa của đoạn văn. 
Bước 5. Tra năm từ khóa trong từ điển của bạn. 
Bước 6. Viết một đoạn tóm tắt cho bài văn.

Với những cách trên, mình tin chắc chắn rằng các bạn sẽ có thể cải thiện được vốn từ vựng của mình, không chỉ vậy, còn giúp bạn nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn về các loại từ. Nếu có gì cần trao đổi, các bạn có thể inbox cho mình vào FB Nguyễn Ngọc Thùy cho mình nhé:

https://www.facebook.com/n.n.thuy96?fref=mentions

Chúc các bạn thành công!

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn