Cách viết IELTS Writing Task 1 chi tiết từng dạng (kèm bài mẫu)

 

Phần thi Viết - IELTS Writing được đánh giá là một trong những bài thi khó nhất trong kỳ thi IELTS. Để có thể đạt được band điểm mong muốn, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về ngữ pháp, kĩ năng, cùng với vốn từ vựng phong phú. 

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan, cách viết IELTS Writing Task 1 đối với từng dạng biểu đồ và những phương pháp giúp bạn dễ dàng chinh phục phần thi này. 

 

Tổng quan về IELTS Writing Task 1

1.1. Chiến thuật làm IELTS Writing Task 1

“IELTS Writing Task 1 chiếm bao nhiêu điểm trong cả bài Writing?” “Nên phân bổ thời gian như nào cho hợp lý?” “Và yêu cầu chung của task này là gì?” Đây là những thắc mắc chung của hầu hết các bạn thí sinh khi bắt đầu tìm hiểu về cách viết IELTS Writing Task 1 sao cho chuẩn chỉnh và đạt band điểm cao nhất. 

 

Phần viết trong bài thi IELTS bao gồm 2 Task và có thời gian làm bài là 60 phút. Dung lượng tối thiểu của bài viết là 150 từ. Phần thi Task 1 chỉ chiếm ⅓  số điểm, vì vậy thí sinh chỉ nên dành tối đa 20 phút cho phần thi này. Nội dung chính của Task 1 chủ yếu tập trung vào mô tả số liệu và xu hướng thay đổi của biểu đồ, bảng biểu, bản đồ. 

 

Vì tính chất học thuật của bài viết, các bạn cần lưu ý một số điều như:

- Không đưa ý kiến cá nhân hoặc những thông tin không có trong biểu đồ vào bài viết;

- Không sử dụng những đại từ thể hiện tính cá nhân như I, me, we trong bài;

- Không viết tắt, đặc biệt là những từ mang nghĩa phủ định như don’t, doesn’t;

- Cố gắng sử dụng những mẫu câu đa dạng, tránh lặp lại một cấu trúc, một từ vựng;

- Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần và lập dàn ý cho từng task.

 

1.2. Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 1

Band điểm của IELTS Writing Task 1 được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí dưới đây:

 

1. Task Achievement (25%): Hoàn thành đúng yêu cầu mà đề bài đưa ra

Tiêu chí này được đánh giá dựa trên khả năng hoàn thành yêu cầu mà đề bài đưa ra của thí sinh.  Cụ thể, thí sinh phải trả lời được những câu hỏi đưa ra với bố cục đầy đủ ba phần Mở bài - Thân bài - Kết bài. 

 

2. Coherence & Cohesion (25%): Tính mạch lạc và liên kết giữa các câu, sử dụng từ nối phù hợp

  Tiêu chí này sẽ đánh giá về khả năng lập luận, phân tích, triển khai làm rõ các luận điểm, luận cứ và liên kết các câu trong bài viết của thí sinh. Không chỉ logic về mặt nội dung, thí sinh còn cần đảm bảo sự kết nối về mặt hình thức, thông qua các từ nối (linking words) giữa các câu, đoạn với nhau.  

 

3. Lexical Resource (25%): Cách dùng từ vựng

“Lexical” mang nghĩa “liên quan tới từ vựng”, “Resource” mang nghĩa “nguồn tài nguyên rộng và đa dạng”. Như vậy, tiêu chí lexical resource có thể được hiểu là từ vựng rộng và đa dạng để có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều chủ đề khác nhau. Tiêu chí này nhằm đánh giá khả năng sử dụng vốn từ vựng của bạn, từ vựng bạn sử dụng có đa dạng, chuẩn xác về mặt ngữ nghĩa và linh hoạt, kết hợp đúng các cụm từ (collocation) hay không.  

 

4. Grammatical Range & Accuracy (25%): Sử dụng chính xác và đa dạng các cấu trúc ngữ pháp.

 Để đạt điểm cao trong Task 1 của bài thi IELTS Writing, thí sinh cần đáp ứng tiêu chí về “Grammatical Range & Accuracy”, tạm dịch là “phạm vi và mức độ chính xác của ngữ pháp”. Cụ thể, để đạt thang điểm 6, bạn cần kết hợp sử dụng cả hai loại câu: câu đơn và câu phức trong bài viết, đáp ứng được mục tiêu truyền tải nội dung nhưng vẫn mắc một số lỗi về ngữ pháp và dấu câu. Còn đối với thang điểm 7, bạn cần linh hoạt trong việc sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp, ít vi phạm các lỗi về ngữ pháp và dấu câu. 



Các dạng bài trong IELTS Writing Task 1

Để có thể thành thạo cách viết IELTS Writing Task 1, trước hết, bạn cần nắm vững những kiến thức về 7 dạng bài phổ biến nhất dưới đây:

2.1. Biểu đồ đường (Line Graph)

Line Graph (Biểu đồ đường) là dạng biểu đồ chứa một hoặc một số đường biểu diễn cho sự thay đổi của một chủ thể cụ thể qua các mốc thời gian nhất định. Thí sinh cần viết một đoạn văn miêu tả sự thay đổi của chủ thể với tối thiểu 150 từ và không nên đưa ý kiến cá nhân vào bài viết. 

 

 

Biểu đồ đường trong IELTS Writing Task 1 

 

Bạn cần lưu ý một số điểm sau khi làm dạng biểu đồ Line Graph:

- Dựa vào trục tung, trục hoành để xác định được thông tin về đối tượng, đơn vị, thời gian.

- Nắm được số lượng đường trong biểu đồ.

- Chú ý điểm bắt đầu và điểm kết thúc, sự thay đổi của các đường để đưa ra sự so sánh chi tiết. 

 

2.2. Biểu đồ cột (Bar chart)

Biểu đồ cột bao gồm nhiều cột hình chữ nhật (có thể nằm theo chiều ngang hoặc chiều dọc) và hai trục tung - hoành. Trong đó một trục thể hiện đối tượng, yếu tố cần phân tích và trục còn lại thể hiện thông số của đối tượng. Biểu đồ cột thường thể hiện xu hướng thay đổi theo thời gian của một hay nhiều chủ thể hoặc để so sánh các chủ thể với nhau.

 

Ví dụ về biểu đồ cột trong IELTS Writing Task 1

 

Biểu đồ cột thường bao gồm nhiều đối tượng và mốc thời gian khiến việc phân tích xu hướng và so sánh các đối tượng trở nên phức tạp. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi gặp phải dạng biểu đồ Bar chart:

- Nên lập dàn bài trước khi viết, tránh thiếu ý khi triển khai.

- Phần trọng tâm bài viết cần có: khái quát ý nghĩa biểu đồ, giá trị lớn nhất/nhỏ nhất và các xu hướng tăng giảm, so sánh các giá trị.

 

2.3. Biểu đồ tròn (Pie chart)

Biểu đồ tròn - Pie chart thường dùng để so sánh các đối tượng trong một chủ thể (cùng một mốc thời gian hoặc mốc thời gian khác nhau). Trong biểu đồ tròn, các đối tượng được biểu diễn bằng các màu sắc và ký hiệu khác nhau, thường được chú thích bên cạnh để nhận biết. 

 

Ví dụ về biểu đồ tròn trong IELTS Writing Task 1

 

Một số điểm bạn cần lưu ý đối với dạng Pie chart:

- Với dạng Pie chart có yếu tố thay đổi theo thời gian, bạn nên tập trung vào so sánh xu hướng thay đổi theo thời gian và làm nổi bật lên sự khác biệt.

- Với dạng Pie chart không có yếu tố thời gian, tuyệt đối không được sử dụng những cụm từ thể hiện xu hướng tăng/giảm, chỉ tập trung vào sự so sánh.

 

2.4. Bảng số liệu (Table)

Table (bảng số liệu) là dạng bài khá phức tạp trong IELTS Writing Task 1 vì không được biểu thị bằng hình ảnh tương quan như các dạng biểu đồ khác và có nhiều số liệu phức tạp. Do đó nhiều thí sinh gặp khó khăn khi phân tích số liệu và xu hướng khi gặp dạng bài này.

Ví dụ về bảng biểu trong IELTS Writing Task 1

 

Bảng số liệu là một dạng bài khó, vì vậy bạn cần lưu ý những điều sau:

- Chọn lọc thông tin, không nên đưa quá nhiều thông tin vào bài viết

- Chú ý sử dụng thì đúng với các năm trong quá khứ

- Tuyệt đối không nêu quan điểm cá nhân trong bài viết.

 

2.5. Quy trình (Process)

Dạng bài Process yêu cầu thí sinh phải mô tả một lược đồ, sơ đồ về quá trình sản xuất, chế tạo hoặc vòng đời, sự phát triển của một chủ thể nào đó. Biểu đồ Process thường chia làm hai loại:

  • Natural Process: Miêu tả quá trình tự nhiên, không có tác động của con người. Ví dụ như vòng đời của ếch, quá trình mưa, sự hoạt động của núi lửa,... Dạng bài này nên được viết bằng câu chủ động. 

Ví dụ về Quá trình tự nhiên trong IELTS Writing Task 1

 

  • Artificial Process: Miêu tả quá trình nhân tạo, do tác động của con người tạo nên. Ví dụ như quá trình sản xuất xi măng, quá trình làm giấy,... Dạng bài này nên được viết bằng câu bị động. 

 

Ví dụ về Quá trình nhân tạo trong IELTS Writing Task 1



2.6. Bản đồ (Maps)

Dạng bài Maps trong IELTS Writing Task 1 thường miêu tả sự thay đổi, phát triển của một địa điểm (khu dân cư, nông trại, khu phố,...) trong một khoảng thời gian nhất định.

 



Dạng bài này thường có hai loại:

  • Dạng 1 biểu đồ: thí sinh sẽ miêu tả 1 bản đồ và sử dụng thì hiện tại đơn.
  • Dạng nhiều biểu đồ: thí sinh cần nắm chắc các phương pháp miêu tả, so sánh và chú ý mốc thời gian để sử dụng thì cho phù hợp.

 

2.7. Biểu đồ kết hợp (Mixed chart)

Biểu đồ kết hợp (Mixed chart) sẽ bao gồm hai loại biểu đồ, bảng biểu khác nhau. Thí sinh cần chọn lọc thông tin và nên viết mỗi biểu đồ thành một đoạn văn riêng. Ngoài ra, thí sinh cần đưa ra so sánh tương quan về điểm giống và khác nhau giữa hai bảng biểu.

 

Ví dụ về biểu đồ kết hợp trong IELTS Writing Task 1



Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1

 

3.1. Bước 1: Phân tích đề bài

Để phân tích đề bài một cách thấu đáo nhất, bạn cần tìm hiểu những yếu tố sau:

  • Nội dung chính của biểu đồ và những đối tượng chính cần mô tả
  • Mốc thời gian của biểu đồ là gì? Thì sử dụng tương ứng là gì?
  • Đơn vị của biểu đồ là gì?

 

3.2. Bước 2: Viết Introduction (Mở bài)

Mục tiêu chính của mở bài là đưa ra thông tin có trong đề bài, cần viết 1-2 câu nêu nội dung chính và mốc thời gian xuất hiện trong đề bài. Cách viết phần Mở bài (Introduction) đơn giản mà vẫn ăn điểm đó chính là Paraphrase lại đề bài. Tức là, thí sinh viết lại đề bài theo một cách khác nhưng vẫn giữ nguyên ý gốc. 

Một số phương pháp chúng ta có thể áp dụng trong bài:

- Synonyms: Sử dụng từ đồng nghĩa là một phương pháp phổ biến mà học viên thường nghĩ đến khi muốn diễn đạt lại một câu bằng cách sử dụng các từ khác có nghĩa tương đương. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó sử dụng chính xác nhất vì các từ đồng nghĩa không nhất thiết phù hợp với ngữ cảnh hoặc cụm từ, và thường chỉ áp dụng cho 2-3 từ. 

- Grammar: Thay đổi cấu trúc ngữ pháp, ví dụ: The chart displays the percentage of students who prefer different modes of transportation to school. → The chart illustrates the proportion of students who favor various means of commuting to school.

- Order: Đảo trật tự thông tin (ví dụ: in Korea, China and Japan → in Japan, Korea and China).

 

3.3. Bước 3: Viết Overview (Mô tả chung)

 

3.3.1. Overview dạng Line Graph, Bar Chart, Pie Chart, Table, Mixed Charts

Không giống với Task 2 phải viết phần “Kết luận”, Task 1 là dạng bài mô tả khách quan vì vậy ý kiến chủ quan là không cần thiết. Thay vào đó Task 1 sẽ có phần Overview, mô tả chung một cách khách quan những thông tin chính trong bài viết. 

 

Lưu ý, phần Overview nên được viết ngay sau phần Mở bài giúp kết cấu bài viết được logic hơn. Tuy nhiên, việc viết Overview ở cuối bài vẫn được giám khảo chấp nhận. 

 

Bước đầu bạn cần phân tích biểu đồ và tìm ra đặc điểm nổi bật. Những đặc điểm nổi bật đối với dạng biểu đồ có xu hướng thay đổi theo thời gian mà bạn cần chú ý bao gồm: 

 

Xu hướng thay đổi tổng quan của đối tượng (lên, xuống, tăng, giảm). Ngoài ra, bạn có thể đưa thêm thông tin về số liệu cao nhất/ thấp nhất (không bắt buộc vì thông tin này có thể khó xác định với một số biểu đồ)

 

Nhìn chung, mỗi biểu đồ sẽ xoay quanh 2-3 đối tượng chính. Vì vậy, xác định rõ ràng nhóm thông tin chính từ ban đầu sẽ giúp thí sinh bám sát trọng tâm và tránh lạc đề. 

 

3.3.2. Overview dạng Process

Dạng bài Process, thí sinh cần nêu được số lượng các bước hoặc giai đoạn trong quy trình và giai đoạn mở đầu & kết thúc của quy trình. 

 

Có thể tham khảo cấu trúc sau:

There + be + … steps/stages/phases (involved) + … 

The process + be + composed of/comprised (bao gồm) … steps/stages/phases

 

Ví dụ:

There are four phases to a product development cycle: ideation, design, development, and launch.

The process of manufacturing a car is composed of several stages, including design, assembly, and quality control.

 

3.4. Bước 4: Viết Details

- Đối với dạng biểu đồ có sự chuyển động về thời gian/xu hướng, thí sinh có thể triển khai theo hướng mô tả theo mốc thời gian hoặc mô tả theo sự giống nhau về xu hướng tăng/giảm.

- Đối với dạng bài gồm 2 biểu đồ trở lên, có thể triển khai theo cách mỗi đoạn mô tả một biểu đồ. 

- Đối với dạng Process, nên chia đôi các bước/giai đoạn hoặc nhóm chúng lại một cách hợp lý để viết thành 2 đoạn.

- Đối với dạng bài Maps, những cách phân chia sau sẽ phù hợp:

  • từng khu vực, địa điểm
  • những đối tượng giống nhau
  • điểm tương đồng trong sự thay đổi

 

Bên cạnh đó, thí sinh có thể tham khảo thêm một số cách triển khai như sau:

  • Theo đối tượng có giá trị cao đến thấp
  • Theo trình tự thời gian

Lưu ý:

  • Cần nêu rõ số liệu cụ thể (nếu có)
  • Khi đề cập đến số liệu cần đưa mốc thời gian cụ thể (nếu có)
  • Sử dụng từ nối hợp lý, không lạm dụng

 

Các cấu trúc câu trong IELTS Writing Task 1

Sau khi nắm vững cách viết IELTS Writing Task 1, Athena cung cấp cho bạn các cấu trúc câu thông dụng nhất để dễ dàng áp dụng trong bài thi Viết của mình, tránh bị bí ý tưởng.

 

4.1. Cấu trúc câu dự đoán

Cấu trúc dự đoán là một trong những cấu trúc được sử dụng trong IELTS Writing Task 1. Mục đích của cấu trúc này là dự đoán xu hướng thay đổi của đối tượng chính dựa trên những số liệu, thời gian mà bảng biểu cung cấp. Cấu trúc này cũng thể hiện kết luận cho những dẫn chứng thí sinh vừa phân tích.

 

1. Subject + will + Verb + Object + preposition + time

Ex: The number of overweight Australian men will increase slightly this year. 

 

2. According to current + Object (plural), Subject + will + Verb + preposition + time

Ex: According to current information, this hospital will receive about 20.000 before 2023. 

 

3. According to current + Object (plural), there will be + Subject + preposition + time

Ex: According to current figures, there will be 3000 unemployed people by 2024. 

 

4. It is + past participle + that + Subject + will + Verb + Object + preposition + time

Ex: It is planned that this company will open 5 shopping malls by 2024.

 

5. Subject + is/are + past participle + to + Verb ( infinitive) + preposition + time

Ex: The number of homeless people are expected to decrease by 2023. 

 

4.2. Cấu trúc câu miêu tả

Các mẫu câu sau sẽ giúp thí sinh sử dụng đa dạng hơn các mẫu câu, tránh lỗi lặp từ đồng thời giúp thí sinh dễ dàng hơn trong việc triển khai luận điểm, luận cứ.

 

1. There + be + a/an + adj + Noun

Ex: There is a dramatic increase in smartphone owners in 2023.

 

2. …Noun + in + S be recorded

Ex: A necessary report in General Medicine is recorded 

 

3. The number of 

Ex: The number of students enrolled in the computer science program has increased by 20% over the past year.

 

4. The amount of 

Ex: Regarding rainfall, the amount of rain appears relatively steady from January through April, ranging from around 40-50mm per month.

 

5. The proportion of/The percentage of 

Ex: The percentage of students studying other languages decreased slightly.

 

4.3. Cấu trúc câu so sánh 

 

4.3.1. So sánh hơn/kém

 

  • So sánh hơn/kém với danh từ: S1 + be/verb + more/ fewer/less + noun + than + S2

Ex: The number of male students enrolled in engineering courses is fewer than the number of female students enrolled in such courses at this university.

 

  • So sánh hơn kém với tính từ ngắn: S1 + tobe + adj - er + than + S2

Ex: Research suggests that people who engage in regular physical exercise are happier than those who lead a sedentary lifestyle.

 

  • So sánh hơn kém với tính từ dài: S1 + tobe/v + more/less + adj + than + S2

Ex: Studies have shown that individuals who receive cognitive-behavioral therapy (CBT) tend to have less severe symptoms of depression than those who do not receive any treatment.

 

4.3.2. So sánh hơn nhất

  • So sánh nhất với tính từ ngắn: S + to be the adj - est 

Ex: Virtual reality is the safest and most effective method for training surgeons in complex surgical procedures.

 

  • So sánh nhất đối với tính từ dài: S + to be the most + adj 

Ex: Online learning is the most effective method for remote instruction during times of crisis.

 

4.3.3. So sánh ngang bằng

  • So sánh ngang bằng với Similar: S + to be similar + to + N/Pronoun 

Ex: The brain's response to music is similar to its response to language, indicating that music may have played a crucial role in human evolution.

 

  • So sánh ngang bằng với The Same: S1 + to be + the same as + S2

Ex: The results of the study conducted in 2020 were the same as those obtained in the previous year's study. 

 

  • So sánh ngang bằng với as…as: …to be (not) + as + adj + as + N

Ex: The data indicates that the number of electric vehicles sold last year was not as high as the number of traditional gasoline-powered vehicles sold.

 

4.3.4. So sánh gấp nhiều lần

  • S1 + to be twice/three/four... times + as many/much + higher/greater than + S2

Ex: The number of women admitted to medical school this year is twice as many higher than the number admitted ten years ago.

 

  • S1 + is + more than/over + two/three/four… times/fold + as + adj + S2

Ex: The amount of plastic waste produced globally is over four times as much as the amount recycled. 

 

Bài mẫu IELTS Writing Task 1

 

5.1. Bài mẫu dạng Biểu đồ đường (Line graph)

Đề bài: The graph below shows the number of overseas visitors to three different areas in a European country (The coast, the lake, the mountains) between 1987 and 2007. Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant. 

Bài mẫu:

The given graph provides information on the number of international visitors to three distinct regions of a country over a 20-year span from 1987 to 2007. Overall, the national tourism industry demonstrated positive growth during this period, with coastal destinations being the most popular among visitors.

 

Between 1987 and 1997, the hospitality industry in the European nation underwent significant fluctuations. While the mountains and the lakes both experienced moderate growth in the first half of the decade, with 20 thousand to 30 thousand and 10 thousand to 20 thousand visitors, respectively, mountainous areas lost their appeal and returned to their initial levels in 1987. However, lake tourism continued to grow and doubled in 1997 compared to the first five years. Although coastal areas initially lost some visitors, they experienced a considerable boost in numbers in the latter half of the decade, ending at around 50 thousand in 1997, with a 25% increase in guests.

 

From 1997 to 2007, the influx of tourists continued, and the final outcomes were largely positive. Coastal tourism had the most significant development in this decade, with a 50% increase in visitors, while highland tourism also experienced a small rise, with visitors increasing from 5 thousand to 35 thousand in 2007. Interestingly, in 2002, lakeside destinations witnessed a surge in interest, reaching a peak of 75 thousand visitors. However, this instant popularity was short-lived, and the number of visitors declined to 50 thousand in 2007.

 

5.2. Biểu đồ cột (Bar chart)

Đề bài: The chart below shows the expenditure on three categories among different age groups of residents in the UK in 2004. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. Write at least 150 words.

 

 

Bài mẫu:

The presented graph displays the expenditures made by UK residents in 2004 on three categories: food and drink, restaurants and hotels, and entertainment, across different age groups.

 

Overall, the data suggests that expenses on food and drink tend to increase with age. Moreover, food and drink costs were the highest for most age groups, followed by expenses on restaurants and hotels and entertainment.

 

In terms of food and drink expenses, individuals aged 76 and above had the highest expenditures, accounting for approximately 23% of the total amount. Conversely, the age group under 30 had the lowest expenses, contributing only 6% of the total expenditures.

 

On the other hand, the age group under 30 had the highest expenditure on restaurants and hotels, representing 14% of the total, while the age group 61-75 had the lowest, accounting for only 2% of the total. In contrast, the percentage of the total spending allocated to entertainment was highest for those aged 61 to 75, at 23%, and lowest for those aged under 30, at 7%.

 

5.3. Biểu đồ tròn (Pie chart)

Đề bài: The charts below show the percentage of time working adults spent on different activities in a particular country in 1958 and 2008. Summarize the information by selecting reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Bài mẫu: 

The presented charts demonstrate how working adults in a certain country divided their time for various activities in 1958 and 2008.

 

Overall, working adults primarily spent their time on work-related activities, while travel time to work and going out were the least time-consuming activities in both years. Additionally, while the amount of time spent relaxing, sleeping, and going out decreased, the opposite was observed for other activities.

 

In 1958, work occupied almost a third of the day (33%), while sleeping accounted for slightly less time (32%). Socializing with friends and family constituted 19% of the total leisure time. The remaining activities, such as commuting to work, relaxing at home, and pursuing other interests or playing sports, accounted for only 16% of the time.

 

Fifty years later, the time spent on working increased by 9%, while that spent on sleeping decreased by 7%. Although travel time to work increased fourfold to 8%, the time allocated for going out significantly declined to 6%. The time spent relaxing at home and engaging in sports or other hobbies increased by 5% and 2%, respectively.

 

5.4. Bảng số liệu (Table)

Đề bài: The table below shows the production of milk annually in four countries in 1990, 2000 and 2010. Write at least 150 words.

 

Bài mẫu: 

The provided table presents the annual milk production of four countries, namely Tanzania, Guatemala, Australia, and the Netherlands, for the years 1990, 2000, and 2010.

 

Overall, the data indicates a substantial increase in milk production for Tanzania and Guatemala during the given period. The Netherlands remained the highest milk producer among the countries, whereas Guatemala had the lowest milk production.

 

Analyzing the specific figures for Tanzania and Guatemala, Tanzania's milk production rose from 87,000 liters in 1990 to 155,000 liters in 2010, while Guatemala's increased from 26,000 liters in 1990 to 84,000 liters in 2010. Despite these improvements, both countries still had the lowest milk production compared to Australia and the Netherlands.

 

In contrast, Australia's milk production showed a significant decline between 1990 and 2010, from 11,246,000 liters to 9,165,000 liters. In comparison, milk production in the Netherlands slightly increased from 11,262,000 liters in 1990 to 11,466,000 liters in 2010, making it the largest milk producer among the four countries.

 

5.5. Quy trình (Process)

Đề bài: The diagram shows how rainwater is collected for the use of drinking water in an Australian town. Summarise the information by selecting and reporting the main features of the graph and make comparisons where relevant.

  

Bài mẫu: 

The given diagram illustrates the process of harvesting, treating, and storing rainwater for the purpose of drinking.

 

Overall, there are five distinct stages involved in the process of obtaining clean drinking water from rainwater. The process begins with the collection of rainwater and ends with the availability of clean water inside people's homes.

 

Initially, when it rains, water is collected on the rooftops of houses. The water flows down the roofs and into gutters, which are connected to drainage pipes on the sides of the homes. All of the drainage pipes from the houses are then connected to a larger system that carries the water through a filter to remove impurities. The filtered water is then stored in large tanks until it is needed.

 

The water from the storage tanks is transferred to a treatment tank where chemicals are added to it to make it potable. Finally, the treated water is distributed through pipes that connect to taps inside people's homes, providing them with clean drinking water.

 

5.6. Bản đồ (Maps)

Đề bài: The plans below show how the ground of a particular building has changed over time. Summarize the information by selecting and reporting the main features.

  

Bài mẫu: 

The presented plan illustrates the changes made to the ground floor of a particular building over three different time periods.

 

Overall, the location of the kitchen area and main entrance on the ground floor remained consistent throughout the years.

 

From 1958 to 1984, the ground floor was utilized as an office space. A restroom was constructed on the left of the entrance, followed by offices for assistants and secretaries, and a meeting room at the far end. Meanwhile, on the right side of the entrance, the manager's office was built halfway between the kitchen and the reception area.

 

Between 1985 and 2000, the ground floor underwent renovation to become an apartment. The manager's office and reception area were combined to create two bedrooms in front of the kitchen. On the other side, the previous facilities were removed, and a living room and bathroom with a shower were built in their place.

 

Since 2001, the ground floor has been transformed into a flower shop. The play area was constructed on the left side of the entrance, which was previously the bathroom. The living room was repurposed as a gift card storage area, and the previous two bedrooms were replaced with a new office, complete with flowers on the opposite and left sides.

 

5.7. Biểu đồ kết hợp (Mixed chart)

Đề bài: The graph and chart below give information on the average daily maximum and minimum temperatures in degrees Celsius (°C) and the average number of days with rainfall each month for two Australian cities.

  

Bài mẫu: 

The graph and charts provided illustrate the comparison of monthly temperatures in Celsius and rainy days between Brisbane and Canberra, Australia.

 

Despite both cities having similar periodic fluctuations, Brisbane consistently exhibits higher maximum and minimum temperatures than Canberra. Furthermore, the highest number of rainy days in Brisbane occurs in the first half of the year, whereas Canberra experiences the opposite pattern.

 

Brisbane's maximum and minimum temperatures begin at 28 and 27 degrees Celsius, respectively, and the temperature gap widens from April to July, with a notable difference of 10 degrees. The temperatures then rise in the remaining months and end at just below 30 degrees Celsius. In contrast, Canberra's temperatures maintain a gap of 8-10 degrees Celsius throughout the period. The maximum and minimum temperatures in this city start at 22 and 13 degrees Celsius in January, respectively, before experiencing a significant drop, reaching troughs of 10 and 1 degree Celsius in July before rising again later in the year.

 

Regarding the number of rainy days, Brisbane experiences 10-14 rainy days in the first five months, with the highest number of rainy days recorded in February and March. After remaining constant at 10 days from June to August, this figure decreases by three days in December. On the other hand, Canberra experiences seven rainy days from January to September, with eight days in March. There is a 50% increase in the number of rainy days in the last quarter of the year, with the figure ending at 12 days.

 

Những lỗi diễn đạt thường gặp trong IELTS Writing Task 1

 

6.1 Lỗi sai từ vựng

Biểu hiện của lỗi sai từ vựng là thí sinh sử dụng từ vựng sai hoặc từ vựng trong văn nói có ngữ nghĩa chưa phù hợp với ngữ cảnh, trường hợp nghiêm trọng hơn đó là sử dụng từ sai và truyền đạt thông tin sai lệch dẫn đến bị trừ điểm và bài làm không được giám khảo đánh giá cao. 

Nguyên nhân của lỗi sai này đó là do thí sinh chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ vựng hoặc hiểu sai ý nghĩa từ vựng. Lời khuyên cho các bạn đó là hạn chế sử dụng những từ vựng bản thân không hiểu rõ ngữ nghĩa.

 

6.2 Lỗi sai ngữ pháp

Đây là lỗi sai thí sinh thường xuyên gặp phải nhất, những lỗi sai phổ biến về ngữ pháp đó là Thì, Mệnh đề quan hệ, Giới từ.

 

6.2.1. Lỗi sai về thì (Tense)

Lỗi sai về thì thông thường do thí sinh không chú ý các mốc giời gian trong bảng biểu, cần để ý các mốc thời gian để chọn thì sao cho phù hợp.

Các bảng biểu cho dữ liệu đã hoàn thành hoặc mốc thời gian trong quá khứ, khi đó chúng ta phải sử dụng thì quá khứ đơn.

Các dữ liệu mang tính dự đoán xu hướng tương lai, khi đó bạn nên sử dụng thì tương lai đơn.

Một số dạng bài mô tả những hoạt động thường ngày sẽ phù hợp nhất với thì hiện tại đơn.

Đôi khi đề bài sẽ đưa ra những dữ liệu từ quá khứ đến hiện tại và đưa ra xu hướng trong tương lai, khi đó chúng ta cần kết hợp các thì sao cho hợp lý.

 

6.2.2. Mệnh đề quan hệ

Sử dụng mệnh đề quan hệ trong câu văn sẽ làm câu văn mạch lạc hơn và tránh lặp từ, từ đó bài viết được đánh giá cao hơn và có thể ghi điểm với giám khảo. Tuy nhiên, với những thí sinh chưa nắm vững kiến thức về mệnh đề quan hệ sẽ dễ mắc phải các lỗi về hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ, sử dụng đại từ quan hệ chưa chính xác hoặc nhầm lẫn dấu phẩy trong câu.

 

6.2.3. Giới từ

Cách sử dụng giới từ sau danh từ và tính từ không chính xác là một trong những lỗi phổ biến trong IELTS Writing. Người viết thường mắc lỗi này khi không thể nhớ được nhiều cụm danh từ và tính từ kèm theo giới từ hoặc do lối tư duy dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh khi viết bài.

 

6.3. Lỗi chính tả

Sai chính tả là một trong những lỗi khiến bạn mất điểm một cách đáng tiếc nhất. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng những từ ngữ quen thuộc, chắc chắn đúng chính tả tránh mất điểm đáng tiếc. 

Mỗi lỗi nữa các bạn thường xuyên mắc phải đó là lỗi viết tắt. Không nên viết tắt các từ như “don’t, won't, …”, thay vào đó hãy viết dạng đầy đủ của các từ này. Thêm vào đó với các con số nhỏ dưới 20 các bạn nên viết thành chữ để tránh mất điểm.

 

TỔNG KẾT

Trên đây là tổng hợp đầy đủ các phương pháp viết IELTS Writing Task 1 mà Athena cung cấp đến bạn. Những kiến thức hữu ích này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về IELTS Writing Task 1 và bước đầu biết cách viết một bài IELTS Writing Task 1 cơ bản theo từng dạng bài. 

 

Đối với các bạn chưa có nền tảng về tiếng Anh đang cần gấp chứng chỉ IELTS cho các mục tiêu du học, ra trường đúng hạn hay thăng tiến trong công việc, tham khảo ngay khóa IELTS từ 0 đạt 6.5-8.0+ cam kết đầu ra của Athena nhé. Khóa học được giảng dạy trực tiếp bởi ThS. Đỗ Vân Anh (IELTS 8.5, TOEIC 990) với hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi TOEIC, IELTS hàng đầu Hà Nội. Đặc biệt, mức học phí cực kỳ ưu đãi dành riêng cho các bạn sinh viên nhờ lộ trình học tinh gọn, không dàn trải. 

 

 

Đăng ký ngay tại đây: m.me/anhnguathena.vn 

Tìm hiểu thêm:

Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1 Bar Chart chi tiết nhất

Lộ trình học IELTS cho người mất gốc đầy đủ nhất

Trọn bộ tài liệu học IELTS từ con số 0 cho người mất gốc

 

 

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn