ĐẠT GẦN 700 ĐIỂM TOEIC CHỈ SAU 1 KHÓA HỌC – TIN ĐƯỢC KHÔNG?

Điểm mạnh của tuổi trẻ là luôn tích cực với những việc mình làm, tích cực với tương lai, vậy tại sao không tận dụng sức trẻ để cố gắng chinh phục những level Toeic cao nhất nhỉ? Bởi vì đến một độ tuổi nhất định bộ não của chúng ta sẽ tiếp thu kiến thức rất chậm, việc học tiếng Anh đến lúc đó càng trở nên khó khăn. Ý thức được điều đó, mình đã cố gắng “cày cuốc” Toeic ngay từ bây giờ.

Mình đã trải qua kì thi Toeic đợt vừa rồi và mới nhận được điểm sáng nay, mình được 685 điểm với 350 điểm nghe, 335 điểm đọc. Khá là bất ngờ với con số này, mục tiêu ban đầu mình đặt ra chỉ là 450 điểm, vì mình học tiếng Anh rất kém, chỉ muốn học qua chuẩn đầu ra tại trường trước rồi mới tính học lên những level tiếp theo. Ai dè mới học tại Athena một khóa mất gốc thôi đã đạt gần 700 điểm rồi :))

Rất là vui sướng nên mình cũng muốn chia sẻ với các bạn cách học của mình, đặc biệt phần Toeic part 2, vì mình đã “nghiền nát” phần này rồi nên cũng  có chút kinh nghiệm.

dat gan 700 diem toeic


Các bạn đã biết part 2 Toeic là gì chưa? Đây là phần Hỏi – Đáp, bạn chỉ phải nghe những câu hỏi và câu trả lời ngắn, một số bạn cho rằng part 2 là một phần thi khá đơn giản nhưng đừng vì thế mà bỏ qua hoặc xem nhẹ không ôn luyện, bạn sẽ bị mất điểm một cách đáng tiếc đấy!

Kinh nghiệm học part 2 của mình là:

Thứ nhất là các bạn phải lắng nghe thật kĩ từ để hỏi trong bài:

+ When: hỏi về thời gian

+ Who: hỏi về người

+ Where: hỏi về nơi chốn

+ How: hỏi về cách thức

Với loại câu hỏi này, câu trả lời không thể là Yes hay No, nên chúng ta có thể loại ngay câu trả lời có Yes hay No. Tuy nhiên, hiện nay câu trả lời có Yes hay No rất hạn chế, do đó phần này trở nên khó hơn.

Tiếp theo về dạng câu hỏi  Yes/No (có các trợ động từ như BE, DO, HAVE):

+ Từ khóa thứ nhất: động từ chính

+ Từ khóa thứ hai: cụm trạng từ hoặc danh từ theo sau động từ chính. Trong trường hợp có một mệnh đề theo sau động từ chính thì từ khóa chính là chủ ngữ và động từ của mệnh đề đó.

=>Câu trả lời có thể là Yes, No, hay Sure, Of course, … Tuy nhiên câu trả lời cũng có thể là những cụm từ rất đa dạng khác.

Về phần câu hỏi lựa chọn:

+ Would you like A or B?/Which do you prefer, A or B?/ Would you rather A or B?

+ Do(es) chủ ngữ + động từ 1 ~ or động từ 2 ~?

Từ khóa: phần “A or B”

Phần “A or B” có thể là cụm từ, cũng có thể là mệnh đề. Nếu phần này là cụm từ thì việc phân biệt rất đơn giản vì mọi thứ rất rõ ràng. Nếu phần này là mệnh đề thì mọi việc sẽ phức tạp hơn vì ta cần phải xác định từ khóa cho từng mệnh đề đó nữa.

Việc nắm bắt nhanh các từ để hỏi sẽ giúp các bạn có thể đoán được câu trả lời tốt hơn trong tình huống mình không nghe được hết toàn bộ câu hỏi. Trong quá trình thi, bạn sẽ phải nhớ cả câu hỏi lẫn lựa chọn trả lời nên việc nắm bắt được ý của câu hỏi về việc gì sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được đáp án, bỏ qua những đáp án thấy sai và tập trung nghe những đáp án tiếp theo, tránh tình trạng mải mê nhớ đáp án cũ mà không nghe được đáp án mới.Càng về sau mức độ khó của câu hỏi sẽ tăng dần. Câu trả lời sẽ không trả lời trực tiếp mà sẽ gián tiếp hơn, nên chúng ta cần phải chú ý các câu trả lời gián tiếp.

Ở các câu hỏi tiếp theo, bạn cần tập trung cao độ để nghe chuẩn xác nội dung câu hỏi là gì, bởi vì những câu sau sẽ có mức độ khó hơn câu đầu, câu trả lời có thể không phải là câu trực tiếp nữa. Vì vậy khi nghe câu hỏi, chúng ta phải nhớ ngay nội dung của nó là gì để khi nghe đáp án có thể loại được những đáp án không phù hợp.

Khi ôn luyện tại nhà mình thường rèn luyện khả năng tốc ký để làm quen với dạng câu hỏi này. Ghi nhanh nội dung câu hỏi và các lựa chọn, luyện tập nhiều sẽ giúp chúng ta tăng khả năng ghi nhớ, dần dần bạn sẽ không cần tốc kí nữa mà vẫn nhớ được hết nội dung của phần thi.

Thứ hai là, bạn cần phải lắng nghe thật kĩ phần thì của câu hỏi:

Ở part 2 có rất nhiều câu hỏi chỉ cần chúng ta nghe được “thì” của câu hỏi thì việc lựa chọn đáp án sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Thứ ba là, bạn cần chú ý để tránh bị “bẫy” về các từ đồng âm nhưng khác nghĩa:

Từ đồng âm khác nghĩa rất hay gặp trong đề thi Toeic, đây là “bẫy” chúng ta phải thật tỉnh táo để nhận ra. Các bạn cần phải trau dồi nguồn vốn từ vựng của mình để biết được nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa để tránh bị “đánh lừa” trong quá trình làm bài.

 

Cuối cùng là, bạn phải thật cẩn thận tránh mắc bẫy về các từ phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau:

Trong tiếng Anh có rất nhiều từ có phát âm gần giống nhau, nếu nghe họ đọc nhanh chúng ta sẽ khó có thể phân biệt và rất dễ bị nhầm lẫn. Bạn cần luyện nghe nhiều hơn để quen với cách phát âm của họ và tránh nhầm lẫn các từ có cách phát âm gần giống nhau.

 

Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện Toeic mà mình tích lũy được, hi vọng nó sẽ có ích với các bạn. Có gì thắc mắc cứ liên hệ với mình qua
FB: https://www.facebook.com/Chilinhpn?fref=mentions

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn