Đạt mục tiêu TOEIC nhờ phương pháp giống ôn thi Đại học

Mình là Nguyễn Thị Hoài Linh. Sau quãng thời gian khá dài chiến đấu, cuối cùng mình cũng đạt 695 điểm TOEIC, vượt mục tiêu mình đề ra trước khi ôn thi. Mình đã từng mất khá nhiều thời gian để tìm phương pháp học nhưng kết quả lại không khả quan. Vào một ngày đẹp trời, mình quyết định sẽ học giống phương pháp ôn thi Đại học ngày trước của mình. Mình có những cách học riêng với phần Reading và Listening như sau.

 

Phạm Thị Hoài Linh - 695

 

READING


Từ vựng
Điều quan trọng đối với một bài test kĩ năng trên giấy là từ vựng. Trong bài thi TOEIC, từ vựng có thể được coi là xương sống của cả bài thi. Nắm chắc được nhiều từ vựng chưa chắc có thể đạt được điểm cao vì còn liên quan đến các yếu tố khác như ngữ pháp, nghe... nhưng chắc chắn những người điểm cao phải là người rất giàu từ vựng. Xác định được tầm quan trọng ngay từ đầu, nên từ vựng chính là mục tiêu mình tập trung đầu tư học nhất. Hơn nữa, không giống như ngữ pháp, nếu ngữ pháp cần học theo trình tự từ dưới lên cao, từ gốc lên ngọn thì từ vựng lại không cần thiết điều ấy. Vậy nên dù đã có căn bản hay chưa biết gì mình nghĩ cách mình sẽ chia sẻ ở đây tất cả mọi người đều có thể áp dụng được.

 

Sau khi được ôn luyện lại kiến thức ngữ pháp nền tảng ở Athena ở giai đoạn 1 và 2. Mình bắt đầu được làm quen với những mẫu đề tương tự TOEIC ở giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn này, mình chưa cần bấm thời gian chính xác như trong thi thật để xem thử xem thật sự mình hiểu đề được bao nhiêu, còn sai ở đâu, kiến thức bị hổng chỗ nào để kịp thời lấp đầy. Nếu áp dụng luôn như một bài TOEIC 120 phút  đôi khi mình sẽ chỉ đọc lướt qua mà không biết từ  nào mới vì 200 câu/ 120 phút thật sự rất áp lực. Thời gian không cho phép bạn dừng lại ở một câu để suy nghĩ quá nhiều.  Sau khi làm xong, quan trọng nhất là công đoạn chữa đề. Lúc này, mình rà soát lại từ mới một lần nữa sau đó ghi lại vào cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện cầm đi đây đó. Mình coi đây như một cuốn từ điển handmade, để tiện cho việc tìm từ, mình  chia nhỏ sổ ra thành các đầu mục A, B, C,D,... như những cuốn từ điển thật sự. Mình cũng thường tra những từ có liên quan với từ ấy. Ví dụ nếu đó là một động từ,  mình sẽ tìm hiểu luôn danh từ của nó là gì, nó hay đi với giới từ nào. Một lần tìm hiểu là mình sẽ nhớ thêm và hiểu biết sâu hơn về từ ngữ ấy. Ngoài ra , mình sẽ chép luôn câu trong bài để làm ví dụ minh họa cho từ mới ấy. Những bạn có khả năng và kiến thức ngữ pháp ổn hoàn toàn có thể tự nghĩ câu ví dụ cho mình. Phương pháp này đã được mình kiểm nghiệm qua kì thi Đại học và thấy thực sự hiệu quả.  Hơn nữa,  nếu làm luyện đề, bạn sẽ nhận thấy có những từ rất thường xuyên được sử dụng trong bài thi TOEIC, và nếu gặp phải câu mình đã học rồi, còn gì may mắn hơn nữa?

 

Ngữ pháp

 

Mình không phải là một người mất gốc tiếng Anh hoàn toàn. Hồi thi Đại học mình có học ngữ pháp  và nó giúp mình rất nhiều khi thi Toeic. Khi đến với trung tâm Athena, ngoài việc được củng cố lại kiến thức một cách có hệ thống, mình được học thêm một số mẹo nhỏ trong TOEIC. Với những câu khó dù nắm chắc ngữ pháp cũng chưa chắc đáp án thì mình có thể dựa vào mẹo để đoán. Trong lúc luyện đề, khi gặp một câu liên quan đến ngữ pháp mới. Mình sẽ lại note vào một quyển sổ nhỏ thành một chủ đề và lên google tìm nguyên một list ngữ pháp liên quan.
Ví dụ: trong đề có câu The number of + plural N + singular V thì khi tìm trên google  sẽ ra cả cấu trúc của A number of + plural N+ plural V hoặc gặp cấu trúc Hardly when thì sẽ ra cả No soonner than và rộng hơn được cả một topic của Đảo ngữ.

 

LISTENING

 

Mình xác định Listening là phần lấy điểm dễ hơn Reading nên đầu tư nhiều thời gian vào nghe hơn cả. Khởi đầu của việc luyện nghe mình làm quen với bảng phiên âm tiếng Anh. Mình thấy nhiều bạn coi nhẹ thậm chí bỏ qua luôn giai đoạn này. Theo quan điểm cá nhân, mình nghĩ đây là phần rất quan trọng nếu muốn nghe nhất định các bạn phải nắm rõ. Bởi muốn nghe được mình phải nắm rõ cách phát âm chuẩn của người bản ngữ như thế nào. Sau đó mình xem qua một số các clip trên youtube của  American English Pronunciation để nghe hướng dẫn về cách nối âm giữa các từ. Vì khi nói nhanh, người nói hay nối âm cuối của từ này với âm đầu của từ tiếp theo, một số từ không quan trọng có khi sẽ chỉ đọc lướt qua. Nếu không học và nắm chắc phần phiên âm, mình có thể bị rối và nghe sai nội dung của câu.

Mặt khác, luyện phiên âm sẽ giúp đỡ trong việc tra từ điển nhiều. Sau khi trải qua quãng thời gian dài luyện tập, có những từ mình không cần nghe, nhìn phiên âm quen cũng có thể phát âm chính xác nữa. Mình tự nhận thấy kĩ năng nghe của mình khá hơn nhiều sau khi học theo hướng này.

Sau khi so đáp án mình mới mở script và chữa lại bài nghe một lần nữa. Lúc này, mình nghe chậm từng từ một. Chỗ nào quá nhanh mình nhìn script rồi nghe đi nghe lại cho đến khi nghe rõ thì thôi. Đừng quên ghi lại những từ mới trong khi nghe nữa nhé.
Đây chính là lý do mình có thể đạt 695 điểm TOEIC.  Dù cách học của mình khá tốn thời gian nhưng nó làm cho mình nhớ lâu và bao quát về kiến thức hơn. Chúc các bạn tìm được phương pháp học hợp lý nhất cho mình.

Nếu có câu hỏi, đừng ngại nhắn tin cho mình tại facebook https://www.facebook.com/profile.php?id=100009261442908 nhé

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn