HỌC TOEIC QUAN TRỌNG NHẤT LÀ PHẦN NÀY!

Chào các bạn, mình là Trần Thị Thu, một học viên “ruột” của cô Vân Anh tại trung tâm anh ngữ Athena. Với mình, việc học TOEIC là vô cùng quan trọng và Athena chính là địa chỉ mà mình tin tưởng nhất cho 4 tháng ôn luyện trước kỳ thi. Đến với Athena, cũng là đến với sự chỉ bảo nhiệt tình của cô Vân Anh. Nhờ cô, mình đã tiến bộ lên được rất nhiều và đạt số điểm 620 TOEIC – một con số mà mình không nghĩ mình có thể làm được nếu cứ cặm cụi ở nhà tự ôn như trước đây mình đã từng. Và sau hành trình ôn thi đầy vất vả, mình nhận ra rằng: Học TOEIC, quan trọng nhất là từ vựng.

Mình nhận thấy, từ vựng, từ mới phân bổ hầu hết trong cả bài thi. Không có từ vựng thì mọi việc đều rất khó khăn, đó là khi bạn cầm đề lên rồi không hiểu trong ấy viết gì, chẳng khác nào “nước đổ lá khoai”.

Biết nhiều từ vựng và cụm từ gồm các từ hay đi với nhau thì người làm bài sẽ được điểm cao và rất cao, ngược lại biết ít từ vựng thì dù có nhiều mẹo làm bài đến mấy người làm bài cũng chỉ vượt lên được ngưỡng điểm trung bình, tức là từ 500 điểm trở xuống.

Cụ thể là trong bài thi TOEIC, không quá 10% số lượng câu hỏi, tức là chỉ khoảng 20 câu hỏi là những câu kiểm tra thuần túy về mặt ngữ pháp như chia động từ, điền dạng đúng của từ loại… Những câu hỏi ngữ pháp này cũng rất dễ suy đoán khi người học có trình độ ngữ pháp trung bình.

Đừng tốn thời gian học ngữ pháp quá nhiều. Tất cả 90% còn lại của bài thi chỉ tập trung vào kiểm tra vốn từ và khả năng vận dụng vốn từ trong các bài đọc và nghe của thí sinh.

 
Chính vì thế, người thi TOEIC cần biết nhiều từ vựng, hoặc tối thiểu cũng phải nắm được nhóm các từ vựng hay kiểm tra trong bài thi TOEIC. Hãy nhớ rằng biết nghĩa của từ vựng là không đủ, mà phải biết âm thanh, tức là phải nghe từ vựng đó và phát âm theo nhiều lần để nhớ chắc chắn âm thanh của nó.

Và từ vựng đứng một mình không có nhiều giá trị, từ vựng thường đi với nhau theo cụm từ cố định, nên phải học nhiều các cụm từ, và học từ vựng trong bối cảnh của từng bài đọc, bài nghe của chính bài thi TOEIC là hữu hiệu nhất.

Khi đã học tốt cụm từ thì bạn sẽ không bị đánh lừa bởi các bẫy vặt trong bài thi, ví như từ đồng âm chẳng hạn. Writing (viết) và riding (cưỡi) trong tiếng Anh giọng Mỹ (giọng chiếm 70% bài thi TOEIC) được phát âm giống hệt nhau. Và nó sẽ gây hoang mang khi học, và là cạm bẫy cho ai học từ rời rạc từng từ mà không học theo cụm từ.

Nếu học theo cụm và học trong bối cảnh thì dĩ nhiên writing an email (viết một email) không thể bị nhầm lẫn với riding a bike. Và chữ email sẽ cho bạn biết trước nó là chữ writing chứ không thể nào là chữ riding. Tương tự như vậy, từ bike (xe đạp) sẽ cho ta biết trước đó chính là từ riding chữ không thể là writing.

Vậy làm thế nào để học từ vựng hiệu quả? Đây cũng là một câu hỏi lớn cho tất cả những ai học tiếng anh nói chung và luyện thi TOEIC nói chung.
 

Với mình, mình hay áp dụng những cách sau:

1. Hãy đọc, đọc và đọc!

Hầu hết những từ mới được học từ những bài đọc. Bạn càng gặp nhiều từ mới, bạn càng có thể học được nhiều. Trong lúc đó, hãy chú ý tới những từ bạn chưa biết. Đầu tiên cố gắng hình dung ra nghĩa của chúng từ trong ngữ cảnh. Sau đó mới tra từ điển.
Đọc và nghe nhiều loại tài liệu khác nhau để có cơ hội gặp được nhiều từ mới hơn.

2. Tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh

Mình được biết Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các từ mới được học từ ngữ cảnh. Để tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh, hãy chú ý tới các từ được sử dụng như thế nào.  Làm các bài tập luyện thi TOEIC về từ vựng thường xuyên.

3. Luyện tập

Việc học từ mới sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều nếu bạn quên chúng một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phải mất tới 20 lần lặp đi lặp lại một từ mới giúp bạn ghi nhớ chúng. Hãy thử viết chúng ra dưới dạng từ điển hoặc viết trong một câu nào đó ra sổ, điện thoại, sticky note… để có thể xem lại. 

Mỗi khi học được từ mới, hãy cố gắng sử dụng chúng. Xem lại các cuốn sổ lưu từ mới một cách thường xuyên để đảm bảo rằng bạn không quên những từ đã học. Và chú rằng rằng cái note mà bạn dùng hãy để cho chúng xinh đẹp một xíu nhé. Vì có như vậy mỗi khi cầm chúng trên tay bạn sẽ có động lực học hơn những quyển sổ chữ nghĩa loằng ngoằng gập nát không được đẹp cho lắm đúng không?

4. Sử dụng các kết nối với từ

Với mình, kể cả khi học thuộc một bài thơ dài hay cái gì đó cần nhớ, mình luôn đọc to phát âm ra miệng. Mình thấy như thế dễ nhớ và nhanh thuộc hơn. Do đó kinh nghiệm của mình là hãy đọc to để tăng cường khả năng nhớ từ vựng của bạn. Kết hợp từ mới với những từ khác bạn đã học.

Ví dụ từ GARGANTUAN (rất lớn) có nghĩa tương tự với những từ khác như gigantic, huge, large. Bạn có thể tạo chuỗi sắp xếp như small, medium, large, very large, GARGANTUAN. Liệt kê một loạt những thứ liên quan tới từ liên quan với nhau hay chính là việc học từ vựng theo từng chủ đề. Nó sẽ giúp bạn kết nối các kiến thức cùng một vấn đề, nhu vậy sẽ nhớ lâu và khoa học hơn rất nhiều.

5. Sử dụng những ký hiệu gợi nhớ

Ví dụ bạn học từ EGREGIOUS (cực kỳ tồi tệ). Hãy ghi nhớ chúng như là EGG REACH US, tưởng tượng rằng ai đó cư xử rất tệ khi ném trứng vào bạn và một quả trứng (EGG) thối đã dính (REACH) vào chúng ta (US). Những câu giàu hình ảnh hài hước như vậy sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của chúng hơn. Hãy tìm những cách học nào bạn cảm thấy thú vị nhất, mỗi người có cách học phù hợp khác nhau.

Đó là các mà mình luyện tập để có được con số 620 điểm. Các bạn có gì thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp qua fb của mình nhé: 

https://www.facebook.com/thu.maria.96?fref=mentions.

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn