HỌC TỪ NHỮNG CÁI SAI LÀ CÁCH HỌC HIỆU QUẢ NHẤT

Toeic không dành cho người lười là có thật. Đó là cảm nhận cuối cùng của mình sau khi hoàn thành xong bài thi tại IIG. Nhìn lại về quãng thời gian ôn luyện, quả là một hành trình dài và khó có thể thành công nếu thiếu sự kiên trì và chăm chỉ. 

Mặc dù đạt được số điểm chưa phải là cao lắm nhưng đối với mình đó là một sự nỗ lực của bản thân rất lớn, và sau đây mình sẽ chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm mà mình có được sau khi học toeic nhé ^^

anh-hoc-vien-ngo-trang

 
1. TỪ VỰNG

Từ vựng phần Listening từ part 1 đế part 4 thì mình lấy transcript ra dịch.  Rồi  có từ nào mới thì mình sẽ note lại  vào  một quyển sổ. Và mình hay note theo cụm cho dễ nhớ chứ không note nguyên lại 1 từ duy nhất thấy trong câu hỏi. Với mình cách học đầy đủ về từ sẽ giúp mình hiểu và nắm vững về nó hơn để tránh mơ hồ vào những lần sau.

Ngoài ra, từ nào không biết phát âm thì mình cũng note vô luôn kèm cách phát âm. Như vậy về từ vựng học qua script nhưng mình vừa có thể học phát âm, dịch nghĩa và các cụm từ đi kèm, mình thấy cách này hơi tốn thời gian nhưng nó có hiệu quả lâu dài, khi mà mình cần biết từ gì đó thì không mát công ngồi tra lại các cụm từ xung quanh nó nữa.

Đối với phần Reading tại Part 5,6,7 cũng tương tự các phần trước. Mình đọc dịch tất cả các câu, các đoạn trong các phần Reading này, cứ gặp từ mới thì note lại theo cụm hết. Nhất là  từ, cụm nào đồng nghĩa cũng note lại luôn để tránh bẫy paraphrasing. Bạn có thể thảm khảo series từ vựng mà Athena đã tổng hợp tại đây

2. KỸ NĂNG NGHE

Đối với học nghe, mình thường lấy transcript ra đọc dịch hiểu hết, từ nào cần note lại thì note sau đó mình cho băng chạy, cùng lúc đó nhìn vào script nghe một lượt.  Chú ý nhưng chỗ nào nối âm thì note lại, sau đó cứ thế mình cho băng chạy đọc theo script cùng lúc để khớp giữa âm thanh và các con chữ.

Mình sẽ nghe 2-3 lần, và lần nghe sau cùng là nghe chay, tức là không nhìn script, không đọc theo script mà các bạn nghe được hết thì lúc ấy là ok rồi đó . Mình thấy áp dụng phương pháp này vào việc này ôn luyện hằng ngày sẽ giúp các bạn tăng phản xạ nghe tốt hơn rất nhiều.

3. KỸ THUẬT LÀM BÀI

Nói đến kỹ thuật là phải là một quá trình mới có thể hình thành nên được. Mình cũng vậy, để đúc kết được kỹ thuật làm bài cho bản thân, thì mình phải nghiền ngẫm cả tháng nay kể từ cái lần thi thử.

Trong những lần thi thử, mình chỉ toàn đọc dịch để làm, không áp dụng bất cứ kỹ thuật làm bài, mẹo, tips gì cả nên làm bài chưa được tốt.  Không những thế mà còn làm tốn thời gian, không kịp giờ làm bài.  

Vậy nên theo mình, cần cả sự kết hợp giữa việc học thật sự và cả có chiến thuật làm bài mới đạt được kết quả cao. Các bạn có thể tham khảo các kỹ thuật làm bài như: các tips part 1, 2, 3, 4, học thuộc các cụm từ hay ra part 5,6 gặp là”chiến đấu” luôn, học thuộc và áp dụng nhuần nhuyễn các công thức làm nhanh ngữ pháp.

Ngoài ra, các bạn cũng cần đúc kết các kỹ thuật nhận dạng các dạng câu hỏi part 7,  cách giải quyết các câu hỏi trong đề thi toeic: giải quyết những câu hỏi chi tiết trước, các main idea để cuối cùng và khi nắm rõ  trình tự giải quyết các câu hỏi trước sau như thế nào, chắc chắn số lượng câu trả lời đúng sẽ tăng lên đáng kể.

 

4. GIẢI ĐỀ THƯỜNG XUYÊN

Việc giải đề thường xuyên cũng rất cần thiết, bởi nó sẽ tạo nên phản xạ làm nhanh và đúng. Kinh nghiệm của mình là làm hoài tự nhiên sẽ giỏi thôi vì tạo được phản xạ do quá trình lặp lại. Có những câu chúng ta sẽ thấy ở đề trước đã từng làm, nên coi như sẽ thừa sức ăn điểm câu đó. Đấy là lợi ích của việc làm thật nhiều đề

Tuy nhiên làm nhiều mà không gom góp được kinh nghiệm cho bản thân cũng chẳng để làm gì. Bởi sau khi làm xong, bạn phải soát lại đáp án, nhớ note lại những câu sai và tìm hiểu tại sao mình sai rồi tìm ra đáp án chính xác của nó là gì. Học từ những cái sai chính là bí kíp lợi hại nhất giúp mình ôn thi hiệu quả, bởi cách này giúp mình hiểu sâu vấn đề hơn rất nhiều. Và thường theo tâm lý người ta thường nhớ những thứ sai àm sửa lại hơn là đúng mà bỏ qua, và mình thấy nó rất đúng với bản thân mình. Do đó khi làm đề mình cứ làm mạnh dạn theo những kiến thức mình có, sai thì sửa. Mình không không sợ bị sai, mình chỉ sợ không chịu sửa sai. Do đó việc học lại những câu sai mình thấy có hiệu quả rất tốt trong việc ôn thi.

5. TÀI LIỆU

Thực ra mình cũng không có quá nhiều tài liệu bởi chỉ cần làm xong bài tập được giao của cô Vân Anh đã là một sự thần kỳ rồi. Tuy nhiên, mình cũng có thêm khảo thêm 2 bộ ETS 1000 (bộ 10 đề) và ETS 2016. Mình thấy  hai bộ này cũng rất hay và đề bám sát, vì vậy mình muốn chia sẻ cho những bạn nào cần thì có thể đón đọc và thử học ở 2 cuốn đó nhé^^

Trên là những kinh nghiệm ít ỏi mình có được sau khi thi toeic. Nó chỉ là những ý kiến cá nhân nên bạn nào thấy phương pháp nào phù hợp thì có thể áp dụng với bản thân để ôn thi hiệu quả hơn nhé. Đặc biệt là nhớ note lại, phương pháp thủ côn nhưng cực kỳ hiệu quả đấy.

Mình là Ngô Thị Trang, nếu cần gì trao đổi các bạn có thể ib qua fb của mình nhé:

https://www.facebook.com/Tranghisp?fref=mentions

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được các bạn!

 
Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn