HƠN 400 ĐIỂM PHẦN NGHE CÓ KHÓ NHƯ BẠN TƯỞNG?

Xin chào mình là Duyên đến từ trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Mình vừa đi thi TOEIC tháng 9 vừa rồi và thật bất ngờ 855 là số điểm mình nhận được. Mình khá vui và tự hào khi nhìn vào điểm bài Nghe, mình được 445 điểm. Đây là một điều kì diệu bởi xuất thân của mình là một đứa “điếc” tiếng Anh mà. Sau khi đi thi về, mình cũng có nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn về bí quyết học nghe  thế nên ngày hôm nay, mình xin chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình với các bạn.



hon 400 diem toeic


Giống như các bạn, trước khi học TOEIC mình cũng rất hoang mang vì không biết làm thế nào để có thể nghe được. Mình có lên mạng tìm hiểu và biết được có rất nhiều cách để luyện nghe. Quá trình học nghe của mình tạm chia thành 2 giai đoạn, đó là: Làm quen và Nghe ngấm. Hơi khó để tưởng tượng phải không? Cùng tìm hiểu đã mình học như thế nào ở từng giai đoạn nhé!

– Làm quen: Ở trung tâm mình học được tiếp cận với phương pháp Nghe chép chính tả ngay từ những buổi luyện nghe đầu tiên. Phương pháp này giúp mình hình thành phản xạ tự nhiên, làm quen với các từ vựng trong TOEIC giúp mình bắt đầu định hình được cách nghe hiệu quả. Các bước mình làm được diễn ra như sau:

B1: Bật băng và nghe qua một lượt.

B2: Đọc script, nghe lại lần 2 và note lại những chỗ mình vẫn chưa nghe được lại.

B3: Xem script lần 2 và nghe lại lần 3.

B4: Nghe lần cuối cùng đồng thời mình sẽ chép tất cả những gì mình nghe được vào giấy.

Phương pháp này của mình yêu cầu sự kiên trì rất cao. Mình áp dụng lộ trình này 2 tháng liên tục và tất nhiên sau 2 tháng, khả năng Nghe hiểu của mình đã cải thiện lên rất nhiều. Phương pháp này phù hợp với Part 1 và 2 trong bài thi TOEIC và dành cho những bạn mới bắt đầu luyện Nghe. Với Part 3, 4 mình đã sử dụng một phương pháp luyện nghe khác mang tên: Nghe ngấm.

– Nghe ngấm: Nghe Ngấm là một kỹ thuật gồm 3 bước được thực hiện theo trình tự: Chỉ nghe không cần hiểu, Hiểu nội dung và sau đó là Nghe ngấm toàn bộ nội dung. Thay vì nghe một cách thụ động, với phương pháp này mình sẽ nghe hoàn toàn nghe chủ động cũng có nghĩa là sau khi nghe mình sẽ hiểu được toàn bộ câu chuyện. Mình đã thực hiện phương pháp này với các bước như sau:

B1: Tìm và lựa chọn bài nghe tiếng Anh phù hợp.

Lựa chọn bài nghe tiếng Anh phù hợp rất quan trọng trong quá trình luyện tập của mình. Nếu chọn bài luyện nghe quá khó, sẽ rất dễ nản. Ngược lại nếu bài nghe quá dễ, hiệu quả nghe sẽ không cao, lâu dài cũng sẽ nản. Thế nên ngay Từ ban đầu mình đã lựa chọn bài nghe tiếng Anh phù hợp với trình độ của mình. Đó  những truyện ngắn tiếng Anh, cuộc hội thoại ngắn khoảng 100 – 200 từ. Thời lượng từ 1 – 2 phút, tốc độ nói chậm. Nếu có được bài nghe với 2 tốc độ (chậm và bình thường) là tốt nhất để mình có thể thể chỉnh tốc độ bài nghe. Bài nghe cần phải có transcript.

B2:  Làm quen với bài nghe Tiếng Anh

Đầu tiên, mình nghe bài luyện từ 3 – 5 lần. Ở bước này mình không cố hiểu được toàn bộ nội dung của bài nghe. Đặc biệt là bước này mình sẽ không sử dụng transcript, từ điển khi nghe, không dịch sang tiếng Việt, không dừng lại giữa chừng hoặc ngắt quãng để làm quen với cường độ nói và tốc độ của bài.

B3: Hiểu nội dung

Để hiểu được nội dung của bài, mình nghe liên tục 2 – 3 lần và theo dõi cùng transcript. Lúc này mình sẽ sử dụng từ điển khi có chỗ nào không hiểu. Mục tiêu của mình trong bước này là hiểu nội dung của bài nghe. Tất nhiên đường quá lạm dụng transcript mà hãy tập trung vào việc nghe hiểu nhé!

B4: Nghe và hiểu toàn bộ nội dung

Nghe lại bài nghe và không theo dõi transcript. Nếu có thể, hãy nhắm mắt để có thể tập trung nhiều nhất vào bài nghe. Vừa nghe vừa tưởng tượng trong đầu diễn biến, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện hay cuộc hội thoại. Bạn đã có thể hiểu được hết nội dung? Nếu chưa, quay lại bước nhỏ bên trên.

Nếu bạn đã có thể hiểu được toàn bộ nội dung câu chuyện, hãy chuyển sang bài nghe khác và tiếp tục với các bước trên hoặc nghe các bài nâng cao nếu bạn đã tự tin với các bài nghe cơ bản.

Cách học là như vậy nhưng ở mỗi giai đoạn lại cần sự nghiêm túc và luyện tập thường xuyên. Thông thường mỗi ngày mình luyện 1-2 audio, khi đã quen dần mình sẽ tăng số lượng bài nghe lên 4 bài/ ngày. Sau mỗi bài nghe, mình sẽ cố gắng tóm tắt nội dung chính của bài bằng tiếng Anh. Như vậy vừa hiểu được nội dung của bài nói, vừa luyện được khả năng nói của mình.

Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ trong quá trình học nghe. Cùng chia sẻ kinh nghiệm với mình nhé: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010616532597


Cám ơn các bạn!

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn