IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart là một trong những dạng thường xuyên xuất hiện trong bài thi. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn gặp khó khăn khi làm dạng bài này, hãy cùng Athena tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm dạng Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 dưới đây để có thể tự tin chinh phục số điểm tuyệt đối trong phần thi này nhé!
1. Tổng quan về dạng Pie Chart trong IELTS Writing Task 1.
1.1. Dạng bài Pie Chart trong Writing Task 1 là gì?
Dạng Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 là dạng biểu đồ hình tròn, hình dạng chiếc bánh chia nhỏ thành nhiều phần có màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau tương ứng với các chủ thể được so sánh.
Dạng biểu đồ này dùng để so sánh sự khác biệt của các chủ thể tại cùng một thời gian hoặc khác thời gian. Mỗi phần tương ứng với mỗi chủ thể cụ thể sẽ được biểu diễn bằng số liệu (thường là dưới dạng phần trăm).
Ví dụ minh họa dạng biểu đồ Pie Chart trong IELTS Writing Task 1
1.2. Các dạng bài của Pie Chart trong Writing Task 1
Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 có thể chia thành 2 dạng:
- Dạng biểu đồ biến động, có sự thay đổi của thời gian (dynamic chart): Thay đổi theo thời gian, mỗi biểu đồ trình bày thông tin của một năm/tháng và thường có nhiều chart. Ví dụ minh họa ở phần 1.1 là một ví dụ điển hình cho dạng biểu đồ có sự thay đổi của thời gian.
- Dạng biểu đồ tĩnh, không có sự thay đổi của thời gian (static chart): Biểu đồ miêu tả một chủ thể (quốc gia/ thành phố/ giới tính), không có so sánh các mốc thời gian khác nhau giữa các biểu đồ và chỉ có một biểu đồ tròn duy nhất.
Ví dụ minh họa dạng biểu đồ Pie Chart tĩnh trong IELTS Writing Task 1
2. Hướng dẫn chi tiết cách viết IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart
2.1. Cách viết IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart biến động có sự thay đổi theo thời gian
Bước 1: Phân tích đề
Đây là bước quan trọng mỗi khi làm bài thi Writing Task 1, khi thực hiện phân tích đề bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Đọc và phân tích câu hỏi: đề bài yêu cầu so sánh số liệu, báo cáo thông tin tóm tắt…về nội dung gì.
- Quan sát biểu đồ: có bao nhiêu biểu đồ và những thông tin nào được cung cấp? Những số liệu đại diện cho hạng mục gì?
- Các mốc thời gian: chu kỳ của biểu đồ là bao lâu, có sự thay đổi của thời gian không? Thời gian đưa ra là quá khứ, hiện tại hay tương lai.
- Địa điểm, tổ chức, sự việc: biểu đồ đưa ra số liệu theo khu vực cụ thể là tỉnh, thành phố, quốc gia hoặc tổ chức quốc tế, tổ chức hội nhóm, sự kiện.
- Đơn vị đo lường: phần trăm, tuổi hay số, con số…
Sau đó các bạn có thể đi sâu vào phân tích các chi tiết:
- Sự tăng giảm về giá trị của các hạng mục, hạng mục lớn nhất, nhỏ nhất.
- So sánh các phần tăng lên, giảm xuống, và không đổi ở các bản đồ.
- Những điểm nổi bật của biểu đồ, có điểm gì đáng chú ý.
Bước 2: Viết phần Introduction - Paraphrase đề bài
Đề bài ví dụ: The pie charts below show the comparison of different kinds of energy production in America in ten years.
Biểu đồ đề bài ví dụ
Với phần Introduction dạng Pie Chart trong IELTS Writing Task 1, các bạn cần paraphrase lại đề bài bằng ngôn ngữ và văn phong của bạn. Đồng thời, khéo léo triển khai bài viết một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các cấu trúc sau:
- The chart(s) illustrate(s)/ compare(s)/ highlight(s)/ show(s)/,…
- Có thể sử dụng những cấu trúc “It is clear that…/ Overall,…” để tóm tắt thông tin trong phần Overview.
Dưới đây là phần paraphrase lại đề bài cho ví dụ trên:
Bước 3: Viết phần General Overview
Không có quá nhiều khác biệt so với các dạng biểu đồ khác, phần Overview trong IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart cũng sẽ triển khai theo hai đặc điểm tổng quan về xu hướng và độ lớn của các phần trong biểu đồ.
- Đặc điểm về xu hướng: Nêu lên được những số liệu có xu hướng tăng lên hoặc giảm xuống. Cụ thể với đề bài ví dụ ở trên là: tỉ lệ năng lượng sản xuất bởi Coal, Gas, Nuclear và Other tăng, còn số liệu cho Petrol giảm.
- Đặc điểm về độ lớn: Nhân tố nào trong biểu đồ dần chiếm phần lớn hơn, nhân tố nào có xu hướng giảm nhỏ lại. Phần nào không hề thay đổi trong suốt quá trình. Cụ thể với đề bài ví dụ là: Coal và Gas là 2 nguồn sản xuất năng lượng chính trong vòng 10 năm.
-> Overview: It is clear that the proportion of energy generated by petrol decreased, while the figures for the rest of energy sources had an opposite trend |
Bước 4: Viết phần Body - 2 đoạn Details
Với dạng bài Pie Chart Writing Task 1, phần body theo 2 cách sau đây:
Cách 1: Chia Detail theo năm trong pie chart
- Detail 1: so sánh các đối tượng ở năm 1995
Lần lượt nhắc đến số liệu từ lớn đến bé. Cần chú ý nếu có đối tượng là “other” thì kể cả số liệu lớn hay nhỏ cũng nên nhắc đến sau cùng.
+ Tỉ lệ năng lượng được tạo ra bởi Coal là lớn nhất (29.8%), số liệu cho Gas và Petrol thấp hơn 1 chút.
+ Nuclear chỉ sản xuất 6.4% trong tổng số năng lượng, số liệu cho other sources thấp nhất.
-> Body 1: In 1995, coal-fired energy accounted for the highest proportion, at 29.80% of the total energy production in America. The figures for Gas and Petro had slightly lower percentages, at 29.63% and 29.27% respectively. Meanwhile, only 6.40% of the total energy was generated by Nuclear and the lowest figure can be seen in the percentage of energy produced by other sources, at nearly 5%. |
- Detail 2: so sánh xu hướng các đối tượng đến năm 2005
+ Tỉ lệ năng lượng được tạo ra bởi Coal tăng nhẹ và duy trì con số lớn nhất (30.93%).
+ Số liệu cho Gas tăng, ngược lại số liệu cho Petrol giảm mạnh.
+ Hai nhóm còn lại là Nuclear và Other đều tăng đáng kể.
-> Body 2: In 2005, the percentage of energy from Coal went up insignificantly but remained the highest figure in the chart, at 30.93%. The figure for Gas increased gradually to 30.31%, while that for Petrol experienced a dramatic fall of nearly 10%. There were sharp increases to 10.10% and 9.10% in the figures for Nuclear and Other sources respectively. |
Cách 2: Chia Detail theo đối tượng trong pie chart
- Detail 1: So sánh 2 nhóm Coal và Gas (2 nhóm có số liệu lớn nhất và đều cùng tăng).
+ Tỉ lệ năng lượng được tạo ra bởi Coal là đạt cao nhất (29.8%) vào năm 1995 và số liệu này tăng rất nhỏ sau 10 năm.
+ Tương tự với số liệu cho Gas là 29.63% và tăng rất ít cho đến 2005.
-> Body 1: In 1995, Coal energy accounted for the highest proportion, at 29.80% of the total energy production in America and this figure increased by about 1% to 30.9% in 2005. Similarly, in the first year, Gas generated 29.63% of energy, which rose marginally to 30.1% 10 years later. |
- Detail 2: Các nhóm còn lại (others)
+ Tỉ lệ năng lượng được tạo ra bởi Nuclear và Other tăng thêm khoảng 5%.
+ Ngược lại dành cho số liệu cho Petrol giảm xuống còn 19.55%.
-> Body 2: In terms of the remaining sources of energy, the proportion of energy produced from Nuclear power and Other sources increased by approximately 5%, to just over 10% and 9% respectively. Petrol, in contrast, experienced a decrease in its figure, from 29.27% in 1995 to around a fifth in 2005. |
Bước 5: Conclusion
Ở phần này, các bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Tổng kết xu hướng chung của phần body, không đưa số liệu vào phần kết luận.
- Cách 2: Dự đoán số liệu thời gian sắp tới sẽ diễn ra như thế nào.
-> Conclusion: In conclusion, the pie charts provide a snapshot of America's energy production landscape over a decade. They underscore the shifting dynamics in energy sources, with a clear trend towards greater reliance on renewable energy and a decreasing dependence on traditional fossil fuels. This data highlights the nation's commitment to a more sustainable and environmentally friendly energy future. |
2.2. Cách viết dạng Pie Chart Writing Task 1 tĩnh không có sự thay đổi theo thời gian
Bước 1: Phân tích đề
Tương tự như biểu đồ Pie Chart có sự thay đổi theo thời gian, bạn cũng thực hiện các bước tương tự cho dạng Pie Chart biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian.
Đề bài ví dụ: The pie charts show the average household expenditures in Japan and Malaysia in the year 2010.
Biểu đồ đề bài ví dụ
- Đối tượng của biểu đồ: toàn bộ biểu đồ là tổng chi tiêu, vì vậy đối tượng ở đây là: tỷ lệ chi tiêu cho Housing/Transport/Food…của các hộ gia đình ở Japan và Malaysia.
-> The proportion of expenditure/spending on Housing/Transport/Food… of households in Japan and Malaysia.
- Đơn vị: phần trăm (%).
- Mốc thời gian: vào năm 2010.
- Thì khi viết bài: thì quá khứ.
Bước 2: Viết phần Introduction - Paraphrase đề bài
Dưới đây là phần paraphrase cho đề bài ví dụ trên:
Bước 3: Viết phần General Overview
Ở dạng bài Pie Chart không thay đổi thời gian, sẽ không xuất hiện bất kỳ xu hướng thay đổi hoặc điểm đặc biệt nào. Vậy nên trong phần Overview bạn hãy tập trung phân tích độ lớn của các hạng mục dựa vào các kích cỡ tương ứng của phần.
Với bài này, bạn có thể thấy một số thông tin nổi bật sau:
- High spendings: Housing, Food.
- Lowest spending: Healthcare.
-> Overview: Overall, it is clear that people in both countries spent the largest proportion of their income on housing and food, while Healthcare was the service receiving the lowest share of expenditure. |
Bước 4: Viết phần Body - 2 đoạn Details
Với dạng so sánh 2 đối tượng (2 đất nước) theo nhiều tiêu chí (chi tiêu vào các nhóm hàng hóa dịch vụ) như thế này, thường sẽ chia phần body theo từng tiêu chí, từng chi tiêu cho từng nhóm hàng hóa dịch vụ đơn lẻ để thấy rõ được sự so sánh giữa 2 quốc gia.
- Detail 1: so sánh nhóm Housing, Food ở 2 nước
- Housing: chiếm lượng tiền lớn nhất ở Malaysia (34%), trong khi đó người dân ỏ Japan chỉ dành 21% cho nhóm này.
- Food: số liệu cho cả 2 nước khá giống nhau.
-> Body 1: The proportion of spending on Housing was highest in Malaysia, at 34% while Japanese families allocated just 21% of their budget for this category. In terms of food, the figures for both nations were similar, at 24% and 27% for Malaysia and Japan respectively. |
- Detail 2: So sánh các nhóm còn lại
- Transport: chiếm 20% chi tiêu của Japan, gấp đôi số liệu cho Malaysia.
- Healthcare: số liệu thấp nhất ở cả 2 nước.
- Others: số liệu lớn, trên 1⁄4 ở 2 nước.
-> Body 2: Regarding the remaining categories, Transport accounted for exactly a fifth of total expenditure in Japan, twice as much as the figure for Malaysia. Healthcare received the least amount of money in two countries while the percentage of money spent on Other goods and services were quite significant, at over a quarter in each country. |
Bước 5: Conclusion
Để viết phần Conclusion, các bạn có thể tham khảo một trong hai cách sau:
- Cách 1: So sánh chung xu hướng của 2 biểu đồ.
- Cách 2: Dự đoán số liệu thời gian sắp tới sẽ diễn ra như thế nào.
-> Conclusion: The charts provide a clear visual representation of how households in two different countries allocated their spending across various goods and services in the year 2010. It's evident that consumer preferences and spending priorities can vary significantly between nations. These charts offer valuable insights into the economic and cultural dynamics that shape the consumption habits of these two countries during that period, making them essential tools for understanding the diversity of consumer choices and behaviors across the globe. |
3. Một số lưu ý khi viết dạng Pie Chart IELTS Writing Task 1
Để có thể “ghi điểm” cao trong bài viết IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng những nhóm từ vựng thể hiện mức độ tăng giảm; nhóm từ nối giúp câu văn liền mạch và chặt chẽ hơn.
- Nếu các số phần trăm không được thể hiện chính xác theo tỉ lệ, bạn có thể trình bày theo cách sau:
- Vận dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp trong khi viết IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart cũng giúp bạn tăng band đáng kể: cấu trúc so sánh hơn, kém, ngang bằng, …
- Lưu ý các mốc thời gian trong biểu đồ để sử dụng đúng các thì.
- Làm nổi bật những thay đổi lớn/ nhỏ nhất.
4. Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart
Sample Topic: The pie charts below show the comparison of different kinds of energy production in America in ten years.
The charts compare the proportion of energy produced by different sources in America from 1995 to 2005.
It is clear that the proportion of energy generated by petrol decreased, while the figures for the rest of energy sources had an opposite trend.
In 1995, coal-fired energy accounted for the highest proportion, at 29.80% of the total energy production in America. The figures for Gas and Petro had slightly lower percentages, at 29.63% and 29.27% respectively. Meanwhile, only 6.40% of the total energy was generated by Nuclear and the lowest figure can be seen in the percentage of energy produced by other sources, at nearly 5%.
In 2005, the percentage of energy from Coal went up insignificantly but remained the highest figure in the chart, at 30.93%. The figure for Gas increased gradually to 30.31%, while that for Petrol experienced a dramatic fall of nearly 10%. There were sharp increases to 10.10% and 9.10% in the figures for Nuclear and Other sources respectively.
In conclusion, the pie charts provide a snapshot of America's energy production landscape over a decade. They underscore the shifting dynamics in energy sources, with a clear trend towards greater reliance on renewable energy and a decreasing dependence on traditional fossil fuels. This data highlights the nation's commitment to a more sustainable and environmentally friendly energy future.
5. Tổng kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin về dạng bài Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 cũng như các phương pháp viết bài chi tiết và hiệu quả. Athena hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm một nguồn thông tin hữu ích để tham khảo, và xây dựng cho mình một nền tảng về dạng bài Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 thật tốt trước kỳ thi. Chúc bạn đạt được band điểm kỳ vọng trong kỳ thi IELTS!
Nếu bạn muốn nâng cao các kỹ năng trong bài thi IELTS nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng quên tham khảo khóa học IELTS toàn diện từ 0 đạt 6.5-8.0+ dành cho người mất gốc tại Athena.
- Lộ trình học “tối giản”, “tối ưu” giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản, và nắm chắc tấm bằng IELTS 6.5+ trong tầm tay.
- Giáo trình và phương pháp được chính Ths. Đỗ Vân Anh (8.5 IELTS với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy TOEIC/IELTS) biên soạn và giảng dạy trực tiếp.
- Học phí “nhẹ ví” với các bạn sinh viên: Khóa IELTS từ mất gốc đến 6.5+ tại Athena là lựa chọn phù hợp với các bạn sinh viên mong muốn sở hữu tấm bằng IELTS với chi phí thấp nhưng chất lượng cao. Ngoài ra, Athena còn trao học bổng định kỳ với các bạn đạt điểm IELTS như mong ước.
Thông tin chi tiết về khoá học IELTS từ 0 đạt 6.5-8.0 của Athena TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu thêm:
- Trọn bộ tài liệu học IELTS từ A-Z cho người mất gốc
- Tổng hợp đề thi IELTS Writing mới nhất kèm bài mẫu
- Trọn bộ 30+ chủ đề IELTS Writing Task 2 phổ biến nhất trong đề thi kèm bài mẫu.