LÀM THẾ NÀO KHI BỊ “LẠC TRÔI” TRONG BÀI NGHE TOEIC?

Có lẽ là do băng chạy quá nhanh?

Có lẽ là mình nghe chỗ ồn áo quá?

Có lẽ mình mới học nên chưa quen?

…. Bao nhiêu lý do đưa ra để biện minh cho sự “lạc trôi” của mình, khi mà mình không thể nghe theo được những gì băng nói, thành ra  mình hay bị bỏ qua, trôi đi rất nhiều câu đáng tiếc. Và tận đến sau này, mình mới nhận ra ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “lạc trôi” này. Vì vậy mình muốn chia sẻ ra đây để các bạn có thể tránh những lỗi cơ bản mà mình gặp phải khi ôn thi TOEIC.

 


Bình thường , trong phần Listening, mình thường trả lời êm ru mấy câu đầu tiên trong part 1 hoặc có thể một vài câu đầu tiên trong part 2,3,4 nữa. Nhưng những câu tiếp theo mình đều không nghe kịp, mất phương hướng và cuống. Mình đã cố cải thiện tình trạng này bằng cách bình tĩnh hơn, nhưng rồi nhận ra mình bị mắc phải ba lỗi cơ bản sau:

1. Thiếu từ vựng

Từ vựng là yếu tố cần thiết và xiên suốt từ đầu đến cuối bài thi toeic. Có từ vựng, bạn mới có thể làm bài đọc một cách trơn chu, bài nghe cũng vậy. Phải biết từ này, bạn mới có thể nghe được nó, nếu không sẽ chẳng khác gì “vịt nghe sấm” . 

Chính vì vậy, khi nghe đến câu cần nghe, vì không hiểu nói gì, nên mình auto bị bỏ rơi luôn câu đấy. Vì không có từ vựng, nên chỉ cần băng diễn đạt bằng một từ khác đồng nghĩa với keyword cần nghe, mình vẫn không thể hiểu nổi =>tiếp tục nghe hỏng câu tiếp theo. Cứ như thế, mình bị “lạc trôi” hết tất cả những câu tiếp theo. Và cuối cùng, mỗi phần nghe, mình chỉ nghe được 1-2 câu đầu rồi bó gối. 

Không nghe được, dẫn đến tình trạng hoảng loạn, lo lắng, và mình rối tung lên, ảnh hưởng đến cả những bài thi phía sau. Do đó, mình nhận thấy từ vựng rất quan trọng , không chỉ trong toeic, mà còn trong tất cả mọi việc học tiếng anh nói chung. Cho nên, các bạn hãy chú ý trau dồi từ vựng thật tốt để chuẩn bị cho bài thi toeic của mình nhé 

2. Thiếu kỹ năng làm bài

Kiến thức được thu thập trong quá trình học, còn kỹ năng làm bài được hình thành trong quá trình giải đề. Nhất là trong toeic, lượng thời gian chia ra để làm một câu rất ít, lúc thi thì “thời gian quý hơn vàng ngọc” , tận dụng được phút nào hay phút ấy. Do đó, ta không nên tập trung vào một câu quá lâu mà làm lỡ hết những câu còn lại. Trong kỹ năng làm bài có rất nhiều phần cần chú ý hơn nữa để không bị “lạc trôi” đó là:

- Kỹ năng quản lý thời gian:

Chúng ta phải hoàn thành 200 câu hỏi với những bài đọc và nghe dài trong vòng 120 phút. Nếu ta không có kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian tốt, có thể sẽ không thể hoàn thành bài đúng giờ hoặc chất lượng các câu hỏi không cao. Do đó, khi đi thi phải luyện những kỹ năng như đọc lướt – đọc chi tiết cho bài thi Reading, và đặc biệt trong phần thi Listening, việc nghe từ khóa của câu để đánh trúng tìm đúng vấn đề cũng là một kỹ năng rất quan trọng để tăng tốc độ làm bài thi và  tránh bị ” rớt câu”

- Quen với nhiều giọng khác nhau (accents)

Trong phần thi nghe, chúng ta sẽ phải nghe các loại giọng tiếng Anh khác nhau gồm Anh-Anh, Anh-Mỹ, Anh-Úc hoặc Anh-Canada. Việc chỉ quen thuộc với một giọng điệu cũng có thể gây khó khăn cho chúng ta trong phòng thi. Vì thế, để nghe tốt, các bạn  cần luyện tập nhiều với các giọng nói khác nhau.

Bởi với bản thân mình, bị bỡ ngỡ vì giọng lạ nên đã bị “lạc trôi” luôn mấy câu đấy một cách đáng tiếc.

- Hiểu cách sử dụng tiếng Anh giao tiếp

Bài thi TOEIC phản ánh những ngữ cảnh giao tiếp tự nhiên trong văn phòng, doanh nghiệp, cửa hàng hoặc trên đường phố. Vì thế, nhiều câu hồi đáp trong đoạn hội thoại, ban đầu nhìn có vẻ không liên quan đến câu hỏi nhưng thực tế lại phản ảnh ý đồ của người trả lời. Các bạn sẽ cần biết cách nhận diện những ngữ cảnh tự nhiên như vậy

3. Mất tập trung, xao nhãng khi làm bài

Đây có thể vừa là nguyên nhân khác quan vừa là nguyên nhân chủ quan gây nên việc không nghe được hay bị bỏ qua một vài phần nghe. 

Nguyên nhân khách quan có thêt là bạn đang nghe ở một nơi quá ồn ào, ảnh hưởng đến việc tập trung của bạn khi nghe bài tập. Ngoài ra, khi mà loa bạn nghe có vấn đề về âm thanh, nghe không rõ cũng rất dễ làm bản thân chúng ta bị xao nhãng. vì vậy cần chú ý nghe tại các thiết bị chất lượ ng trong lúc ôn luyện để nâng điểm bài nghe nhé

Nguyên nhân chủ quan thì mình thấy có rất nhiều. Tùy từng người, ví dụ như bản thân mình có lần bi đau chân, nghe có vẻ không liên quan lắm nhỉ, đau chân chứ có đau tai đâu^^? Nhưng “khi mà người ta đau người ta chẳng quan tâm được gì ngoài nỗi đau của mình”. Như vậy vấn đề sức khỏe cũng ảnh hưởng đến việc nghe rất nhiều. Hoặc sự ảnh hưởng của tâm lý, hôm nay bạn gặp chuyện không vui, thi chắc chắn trong đầu bạn chỉ còn chỗ cho nó chứ làm sao nhét thêm được những thứ khác vào đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân nhất thời và có thể thay đổi. Nhưng chú ý hãy tạo cho mình một tâm lý hoàn toàn thoải mái, vui vẻ thì làm việc gì cũng sẽ tốt mà thôi 

4. Gợi ý những kỹ năng tránh “lạc trôi” phần nghe

- Người ta bảo :”học đi đôi với hành” cho nên ngoài những bí kíp bạn học được ở trên lớp, bạn bè hay bất kỳ chỗ nào bạn cũng nên đem ra thực hành. Luyện thập thật nhiều, nghe thật nhiều sẽ giúp bạn nhạy cảm hơn với pần nghe, và có lẽ cách này sẽ cải thiện được tình trạng “lạc trôi” như mình. Hiện cũng có rất nhiều nguồi giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe như các kenh nước ngoài BBC, CNN, VOA, TED,.. hoặc những tài liệu mà giáo viên phát cho bạn cũng rất hữu ích để bạn luyện tập hàng ngày

- Nếu bị bỏ rơi nhiều quá, hãy thử áp dụng những bước sau đây:

– Nghe đoạn hội thoại

– Nghe hội thoại và nhìn scrip

– Nghe hội thoại, scrip, và nội dung câu hỏi

– Nghe hội thoại, nghe nội dung câu hỏi, và chọn đáp án

Việc nghe ti mỉ trong thời gian ôn luyện sẽ hình thành việc tập trung, nghiêm túc và hiệu quả hơn

- Nghe chủ động và nghe bị động: Nghe chủ động là việc mình bật băng nghe và chủ động chú ý xem nó nói gì rồi hoàn thành bài tập. Còn nghe bị động là bạn có thể nghe trong nhưng lúc như nấu cơ, rửa bát, tắm rửa, dù không tập trung nhưng cách này phần nào giúp bạn không còn sợ nghe nữa. 

Đó là những thực trạng đi thi và kinh nghiệm mình rút ra được sau kỳ thi toeic vừa qua, hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn tránh được các lỗi mà mình gặp phải. 

Mình là Đinh Thị Tố Uyên, các bạn có thể liên lạc với mình qua fb sau nhé: https://www.facebook.com/uyendinh2696

Chúc các bạn thành công!

 
Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn