Cách viết CV bằng tiếng Anh và trọn bộ từ vựng tiếng Anh phải biết

CV chính là bản viết tay thể hiện chính con người của bạn, vậy để bán mình với “giá” cao nhất, bạn nhất định phải biết cách viết CV bằng tiếng Anh ấn tượng và chuyên nghiệp. 

Để có một VC “xịn sò”, đặc biệt là bằng tiếng Anh, ngoài việc biết định hình cách thể hiện của một CV, bạn còn phải trình bày chính xác bằng tiếng Anh để ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

 

 

Một bản CV cơ bản thường gồm 7 phần chính và điều bạn cần là trình bày mỗi phần thật ấn tượng:

  • Tiêu đề CV (Name of CV)
  • Thông tin cá nhân (Personal details)
  • Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
  • Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)
  • Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
  • Sở thích cá nhân và thành tựu (Interests and Achievements)
  • Kỹ năng (Skills)



CÁC BƯỚC VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH

Bước 1: Phần tiêu đề - Không đặt tiêu đề

Nhiều bạn khi mới bắt đầu viết CV bằng tiếng Anh thường có thói quen đặt tiêu đề là Curriculum Vitae. Tuy nhiên, bản thân nó đã là 1 bản sơ yếu lý lịch rồi nên đặt tiêu đề Curriculum Vitae là không cần thiết.

Thay vì thế, bạn hãy đặt tiêu đề là tên mình viết to, in đậm ngay chính giữa trang giấy để CV gây được ấn tượng. 

 

Bước 2: Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân

Personal details- Thông tin cá nhân 

Các thông tin cá nhân cần trình bày đầy đủ theo các nội dung sau: 

Full Name - Họ và tên

Gender - Giới tính

Date of birth - Ngày sinh

Place of birth - Nơi sinh

Permanent address - Địa chỉ tạm trú

Current Address - Địa chỉ hiện tại

Phone number - Số điện thoại

E-mail address - Địa chỉ email

Bước 3: Ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp 

Career objective: Mục tiêu nghề nghiệp 

Bạn cần nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, bạn cần gì và muốn gì trong tương lai khi lựa chọn công việc này

Ex: I want to focus on completing the Top Selling Development course to help the company and the next five years: To become a Sales Manager (trong 1 năm tới: muốn tập trung hoàn thành khóa học Phát triển doanh số để giúp đỡ cho công ty và trong vòng 5 năm nữa sẽ trở thành người Giám đốc Bán hàng).

 

Bước 4: Trình độ học vấn và bằng cấp

Education and Qualifications: Trình độ học vấn và bằng cấp 

Chỉ nên trình bày học vấn từ trung học hoặc 18 tuổi trở đi, hoặc chỉ trình bày ngắn gọn quá trình học đại học và các bằng cấp ưu thế của bạn.

 

Ex: Danang University of Foreign language (Bachelor of English) (2014-2018)

Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (Cử nhân tiếng Anh) (2014-2018)

Certificate of Business Accounting and Tax Declaration (07/10/2018)

Chứng chỉ kế toán doanh nghiệp và khai thuế (07/10/2018)

 

Bước 5: Trình bày kinh nghiệm làm việc từ gần đến xa

Work Experience: Kinh nghiệm làm việc 

Với những bạn mới ra trường thì nên tập trung vào các thành tích khi học ở trường, các kinh nghiệm làm việc nhóm, chắt lọc và ghi những kinh nghiệm khi đi làm thêm. Đặc biệt chú ý, tránh tập trung vào những kinh nghiệm không liên quan đến nghề nghiệp ứng tuyển. 

Đối với những bạn đã đi làm và từng nhảy nhiều việc thì cũng chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm liên quan đến công việc ứng tuyển.

 

Các từ mới hay dùng khi viết trong mục kỹ năng làm việc: 

Detail oriented: chi tiết

Hard Working: chăm chỉ

Under pressure: dưới áp lực

Independent: độc lập

Teamwork: làm việc nhóm

Goal-oriented: có mục tiêu

Soft skills: kỹ năng mềm

Interpersonal skills: kỹ năng liên cá nhân

Problem-solving: giải quyết khó khăn

 

Bước 6: Sở thích cá nhân và thành tựu

Interests and Achievements: Sở thích cá nhân và thành tựu 

Bạn nên liệt kê ra những sở thích cá nhân của mình và chỉ nên lựa chọn những sở thích liên quan đến công việc ứng tuyển. Trong trường hợp những sở thích không liên quan, thì bạn nên chọn những sở thích tích cực và thể hiện được cá tính của bản thân.

 

Ex:

Like reading: Thích đọc sách

Like writing: Thích viết lách

Like to be creative: Thích sáng tạo

Like Volunteer: Thích tình nguyện

 

Bước 6: Kỹ năng

Skills: Kỹ năng 

Đối với phần kỹ năng, bạn nên tập trung nhấn mạnh và những kỹ năng chính liên quan đến công việc đang ứng tuyển, nên viết lên đầu của phần kỹ năng. Ngoài ra, bạn cũng cần liệt kê những kỹ năng liên quan để bổ trợ cho công việc và thể hiện rõ hơn về màu sắc của bản thân.

Các từ mới tiếng Anh về kỹ năng:

 

  • Kỹ năng giao tiếp: Oral/soken communication skills
  • Kỹ năng viết: Written communication skills
  • Sự trung thực: Honesty
  • Làm việc theo nhóm: Teamwork/collaboration skills
  • Sự chủ động: Self-motivation/initiative
  • Lòng tin cậy: Work ethic/dependability
  • Khả năng tập trung: Critical thinking
  • Giải quyết khủng hoảng: Rik-taking skills
  • Tính linh hoạt, thích ứng: Flexibility/adaptability
  • Kỹ năng lãnh đạo: Leadership skills
  • Khả năng kết nối: Interpersonal skills
  • Chịu được áp lực công việc: Working under pressure
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Questioning skills
  • Tư duy sáng tạo: Creativity
  • Kỹ năng gây ảnh hưởng: Influencing skills
  • Kỹ năng nghiên cứu: Research skills
  • Tổ chức: Organization skills
  • Giải quyết vấn đề: Problem-solving skills
  • Nắm chắc về đa dạng văn hóa: Multicultural skills:
  • Kỹ năng sử dụng máy tính: Computer skills
  • Tinh thần học hỏi: Academic/learning skills
  • Định hướng chi tiết công việc: Detail orientation
  • Kỹ năng định lượng: Quantitative skills
  • Kỹ năng đào tạo, truyền thụ: Teaching/training skills
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Time managenmen skills

 

TẢI CÁC MẪU CV ẤN TƯỢNG TẠI: 

Top CV: https://www.topcv.vn/mau-cv 

Việc làm nhanh: http://bit.ly/3pJkOfK 

Vietnamworks: https://wowcv.vietnamworks.com/ 

Việc làm 24h: http://bit.ly/36AE4EN 

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn