Hướng dẫn làm bài thi Toeic chi tiết giúp đạt điểm cao

 

Ngoài nền tảng kiến thức vững chắc thì bạn cần biết cách làm bài thi hiệu quả. Tham khảo hướng dẫn làm bài thi Toeic đạt điểm cao ở bài viết sau.

Nền tảng kiến thức vững chắc, sự tự tin khi làm bài thi là những yếu tố giúp bạn đạt điểm cao. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, để bài thi được tốt nhất bạn cần chuẩn bị cho mình một số mẹo để tăng hiệu quả khi làm bài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn làm bài thi thi Toeic cực chi tiết giúp bạn đạt điểm cao nhất.

Xem thêm:

Mẹo ôn thi Toeic part 2 để đạt MAX điểm

Kinh nghiệm giúp bạn chinh phục Part 4 TOEIC dễ dàng

Các nội dung trong đề thi Toeic mới

So với đề thi Toeic cũ thì dạng đề thi mới sẽ có một số thay đổi trong cấu trúc và nội dung.

  • Về cấu trúc: số câu trong phần 1, 2 của bài nghe sẽ giảm, tương ứng với việc tăng số câu của phần 3. Tương với phần 5 của bai đọc giảm 10 câu thì sẽ tăng số câu cho phần 6 và 7. Điều này có thể hiểu là số câu trong phần thi khó tăng lên còn số câu phần dễ sẽ giảm đi.
  • Về nội dung: đề thi sẽ có nhiều ngữ cảnh để tạo sự phong phú và phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng tiếng anh trong các lĩnh vực và đời sống. Không chỉ thế, bài thi cũng sẽ xuất hiện nhiều dạng cầu hỏi như: nhìn vào bảng/biểu đồ/hình ảnh để trả lời bài nghe; điền câu thích hợp vào chỗ trống;…..

Có thể thấy, việc thay đổi một phần cấu trúc và nội dung bài thi Toeic là điều không xa lạ. Nó yêu thí sinh phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ để có thể hoàn thành bài thi tốt nhất. Chính vì thế, ngoài những kiến thức tiếng anh vững vàng, thí sinh cũng cần biết các mẹo làm bài thi sao cho hiệu quả. Dưới đây sẽ là 5 mẹo hướng dẫn làm bài thi toeic hiệu quả nhất.

1. Ưu tiên làm các câu dễ để dành điểm

Số lượng câu dễ trong bài giảm đi nhiều so với đề cũ và câu hỏi khó sẽ tăng lên. Điều này sẽ khiến nhiều thí sinh chưa quen dễ mắc các lỗi sai và dễ mất điểm hơn. Do đó việc ưu tiên làm các câu hỏi dễ để giành trọn điểm trước là cần thiết.

Tùy từng phần sẽ có  những yêu cầu khác nhau. Bạn có thể tổng hợp câu hỏi và giải quyết theo từng phần như sau:

  • Phần 1: hầu hết câu hỏi ở mức tương đối đến rất dễ nên hãy cố làm hết 6 câu trong phần này.
  • Phần 2: chủ yếu là câu hỏi mức tương đối dễ. Với câu hỏi, cần chú ý nghe rõ từ để hỏi và một vài từ khóa. Với câu trả lời, cần chú ý đến những từ vựng được lặp lại nhiều như trong câu hỏi; từ vựng đồng âm, gần âm với từ trong câu hỏi. Đây thường là bẫy trong bài thi. Đáp án đúng sẽ không thường có những từ này mà là một câu trả lời/câu hỏi gián tiếp.
  • Phần 3 và 4: câu hỏi dễ là những câu chi tiết, cụ thể vào một vấn đề. Câu hỏi khó hơn thường hỏi về ý chính, lý do, nguyên nhân hoặc câu hỏi hàm ý. Bạn nên đọc hiểu đề trước khi nghe để xác định câu nào nên làm trước và chú ý để không sai các câu dễ.
  • Phần 5: hầu như là các câu hỏi tương đối dễ/rất dễ. Do đó, phần này bạn hãy cố giành trọn điểm.
  • Phần 6: sẽ có dạng câu hỏi mới là điền vào chỗ trống. Do đó, bạn có thể chọn làm các câu hỏi cũ trước vì độ khó sẽ thấp hơn.
  • Phần 7: trả lời các câu hỏi theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Câu hỏi thông tin tích cực, cụ thể

+ Câu hỏi có ý nghĩa hoặc từ đồng âm của một từ vựng

+ Câu hỏi mang nội dung chính hoặc suy luận

+ Câu hỏi có thông tin cụ thể phủ định

2. Luôn phải đọc kỹ câu hỏi trước khi làm bài

Việc đọc trước và kỹ câu hỏi là vô cùng cần thiết và không thể bỏ qua. Nó giúp bạn hình dung ngữ cảnh tốt hơn để xác định các thông tin nào cần nghe/đọc một cách dễ dàng. Đây là kỹ năng mang tính chiến thuật để giúp bạn giành trọn điểm trong bài thi. Điều này đặc biệt hữu dụng nhất là với các phần 3, 4 và 7.

Với phần 3 và 4 thì khi đọc hướng dẫn phần 3 bạn cần tranh thủ đọc trước 3 câu đầu tiên của phần này. Tiếp đó vừa nghe vừa chọn đáp án cho câu đó. Thời gian băng đọc 3 câu này bạn có thể chuyển tiếp sang đọc nội dung trong 3 câu tiếp và lặp lại quá trình này ở phần 4.

Riêng phần 7, nhất là phần có 3 văn bản khác nahu thì cần đọc trước câu hỏi để xác định độ dễ/khó của các câu này để ưu tiên làm trước. Hãy trả lời những câu hỏi chỉ phạm vi trong nội dung 1 văn bản; tiếp đó loại các câu hỏi nội dung, chi tiết; sau cùng là trả lời câu hỏi suy luận, hỏi ý chính.

3. Chú ý tới ngữ cảnh để làm câu hỏi ngụ ý trong phần nghe

Câu hỏi ngụ ý sẽ thường nằm trong phần 3 và 4. Các câu này sẽ có dạng như: “What does the woman mean when she says “…”?” Trong dấu 3 chấm sẽ thường là cụm từ được dùng phổ biến trong văn bản nói.

Để giải quyết câu hỏi này, bạn cần áp dụng kỹ năng số 2 và khả năng nghe hiểu dể nắm giữ ngữ cảnh đoạn hội thoại. Thêm vào đó, bạn cũng nên xem nhiều chương trình truyền hình tế nước ngoài bởi các câu hỏi như trên sẽ được dùng rất nhiều. Điều này sẽ giúp bạn khoanh vùng được dụng ý của người nói ngay khi mới đọc câu hỏi.

4. Đọc lướt/quét với những bài đọc hiểu

Nếu đọc hết các chi tiết trong bài đọc bạn sẽ bị thiếu thời gian trầm trọng. Do đó, kỹ năng đọc quét/đọc lướt sẽ giúp bạn không cần đọc kỹ từng từ nhưng vẫn có thể trả lời được mọi câu hỏi. Vậy nên áp dụng 2 kỹ năng này như thế nào và khi nào?

Bạn nên đọc lướt khi muốn tìm ý chính trong văn bản. Nếu gặp những câu hỏi như What is the memo mainly about?; What is the main purpose of the message?;… hay khi cần nắm nội dung chính của văn bản thì bạn nên áp dụng kỹ năng này. Khi áp dụng, bạn cần đọc các phần quan trọng như tiêu đề; câu chủ đề trong từng đoạn; phần mở và phần kết bài;…. Tiếp đó hãy đọc lướt thật nhanh nội dung từ trên xuống dưới. Cần chú ý đến mạch viết trong bài thông qua những từ vựng liên kết như: first; secondly; however;…..

Với kỹ năng đọc quét thường sẽ được dùng khi cần tìm một chi tiết cụ thể trong bài. Lúc này bạn cần tìm vị có thông tin cần để đọc và hiểu. Khi áp dụng kỹ năng này bạn nên đưa mắt nhìn trên phạm vi nhiều dòng cùng lúc; từ trái sang phải và ngược lại;... đến khi nào tìm được thông tin cần.

5. Phân bố thời gian hợp lý và luôn canh thời gian

Để đảm bảo bài thi có thể hoàn thành tốt nhất thì bạn cần chắc chắn mình có đủ thời gian để làm hết các phần trong bài. Phân bổ thời gian thường dựa theo độ khó và số lượng câu hỏi trong từng phần. Dựa theo bố cục, cấu trúc như chúng tôi đã chia sẻ phía trên thì bạn nên dành nhiều thời gian cho các phần 3, 4, 6 và 7. Trong khi đó phần 1, 2 và 5 sẽ ít thời gian hơn để tránh lãng phí thời gian.

Ngoài ra, khi đã phân bổ được thời gian hợp lý cho từng phần thì bạn nên tận dụng chúng một cách hiệu quả. Có nghĩa là bạn vừa làm bài vừa phải canh thời gian để không bị lố quá so với quy định. Bởi nếu bạn cứ mải mê làm bài mà không canh thời gian sẽ có khả năng cao vượt quá thời gian đã định và không đủ thời gian làm các phần khác.

Có thể thấy, việc trang bị cho bản thân kỹ năng, tìm hiểu hướng dẫn cách làm bài thi Toeic là vô cùng quan trọng. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn chinh phục Toeic dễ dàng.

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn