Những lỗi khi học ngoại ngữ

những lỗi khi học ngoại ngữ

 

Chúng ta đều biết rằng việc học một ngôn ngữ mới là vô cùng gian truân. Và đối với tiếng Anh cũng vậy, việc mắc phải lỗi khi học ngoại ngữ này là rất bình thường. Chỉ cần nắm bắt được một số lỗi phổ biến sau, chúng ta có thể tự rèn luyện bản thân để tiến bộ nhanh hơn và cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.

Tiếp cận và học ngoại ngữ như một điều bắt buộc

Phần lớn các bạn bắt đầu việc học ngôn ngữ thứ hai với tâm thế bị bắt buộc, gượng ép. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học tập cũng sự tiến bộ, hiệu quả của việc học. Chính bởi vậy, bạn hãy thử yêu thích ngôn ngữ mà mình đang học nhé. Hãy xem việc học như một hành trình chinh phục mục tiêu cá nhân, hứng khởi khi thấy mình tiến bộ từng ngày. Việc thông thạo ngoại ngữ cũng sẽ mang đến vô vàn cơ hội cho tương lai cho bạn đấy.

 

học ngoại ngữ

Học ngoại ngữ với tâm lý bị ép buộc, mệt mỏi và không hề hứng thú.

 

Thay vì cặm cụi với giáo trình tiếng anh giao tiếp, loay hoay nhớ ngữ pháp thì bạn hãy thử bắt đầu học ngôn ngữ mới với những chủ đề mà mình yêu thích: đọc sách, học tiếng anh qua phim, nghe nhạc… Cách tiếp cận này còn giúp bạn khám phá nền văn hóa của nơi sử dụng ngôn ngữ đang học.

Khởi đầu quá hào hứng

Đây cũng là một trong những lỗi khi học ngoại ngữ mà nhiều người thường mắt phải. Việc quá hào hứng khi mới bắt đầu có thể làm tiêu hao nhiều năng lượng và khiến bạn cảm thấy chán nản về sau.

Sự phấn khích khi mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới là tâm lý thường gặp đối với nhiều người. Khi đó, chúng ta sẽ vẽ ra một lộ trình học tập “trong mơ”, tưởng chừng rất dễ thực hiện. Rồi muốn sưu tập tất cả các tài liệu và học ngoại ngữ suốt cả ngày dài. Nhưng vấn đề ở chỗ sự hồi hởi này rất nhanh sẽ qua đi khi bạn gặp phải khó khăn. Lòng nhiệt huyết của bạn nhanh chóng nguội lạnh và bỏ cuộc sau đó.

Vậy nên, bạn hãy bắt đầu một cách thật chậm rãi và duy trì động lực suốt hành trình dài. Khi vừa mới bắt đầu học ngoại ngữ, đừng cố gắng học quá 30 – 45 phút. Bạn nên tập trung học trong một khoảng thời gian vừa phải và giữa lịch học đều đặn hàng ngày.

Chỉ áp dụng một phương pháp học trong suốt quá trình

Việc kém đa dạng trong phương pháp học là lỗi khi học ngoại ngữ mà đa số chúng ta đều mắc phải. Nhiều người mắc kẹt trong mớ giáo trình khô khan sau đó buồn chán bỏ cuộc là điều dễ hiểu.

 

phương pháp học 

 

Để học tập hiệu quả, bạn có thể tiếp cận ngôn ngữ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy thử ít nhất hai phương pháp mà bạn cảm thấy hứng thú và phù hợp với bản thân mình. Tạo thói quen học ngoại ngữ mọi lúc, mọi nơi cũng là gợi ý thú vị mà bạn nên thử.

Không tập nói nhiều

Nói ngoại ngữ là một kỹ năng mà bạn nên dành nhiều thời gian để luyện tập và cải thiện. Bởi dù vốn từ có tốt thế nào thì kỹ năng giao tiếp của bạn chỉ được nâng cao khi chăm chỉ luyện nói.

Nhiều người có tâm lý ngại sai, ngại quê nên cứ chờ đến lúc mình luyện tập thật chuẩn, không mắc lỗi nữa mới nói. Đừng làm vậy, bạn cần phải vượt lên sự ngại ngùng và tập nói càng sớm càng tốt. Hãy bắt đầu từ những đoạn hội thoại đơn giản cho đến phức tạp, từ ngượng ngùng đến tự tin. Việc luyện nói sẽ giúp bạn ghi nhớ từ mới và chuẩn hóa phát âm. Không những vậy, bạn sẽ có thêm nhiều người bạn mới qua những cuộc trò chuyện cởi mở.

Không nghe đủ nhiều

Lười nghe cũng là một trong những lỗi khi học ngoại ngữ mà nhiều người mắc phải. Luyện nghe cũng quan trọng không kém tập nói nhưng rất nhiều học viên lại bỏ qua việc này. Nghe và giao tiếp với người bản xứ sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể cách phát âm, ngữ điệu.

 

luyện nghe qua âm nhạc

Kết hợp giải trí với việc học ngoại ngữ - một phương pháp vô cùng hiệu quả.

 

Có lẽ khi mới học bạn không hiểu được hết những gì mình nghe, tuy vậy hãy tiếp xúc với chúng càng nhiều càng tốt. Tập nghe khi xem phim, nghe nhạc, radio nước ngoài… và bắt chước theo giọng điệu của họ. Điều này đặt nền móng cho việc học ngoại ngữ một cách đầy thú vị và hiệu quả.

Tiếp cận từ dưới lên

Tiếp cận từ dưới lên là cách bắt đầu học từ những thành phần cấu trúc nhỏ nhất, sau đó kết hợp lại. Cách tiếp cận này không hề phù hợp khi học ngoại ngữ. Nếu bạn bắt đầu với việc học tất cả các ngữ pháp, phát âm từng từ trước khi tạo thành một câu thì quả là rời rạc và rối rắm.

Cách tiếp cận từ trên xuống giúp người học có cái nhìn tổng quát hơn. Nó khiến học viên học toàn bộ câu sau đó mới đi sâu vào phân tích cấu trúc ngữ pháp một cách dễ hiểu. Đây cũng là cách tiếp cận phổ biến mà những người nói được nhiều thứ tiếng thường dùng.

Suy nghĩ cứng nhắc

Ngôn ngữ không cố định và cũng không hề có giới hạn. Đa phần học viên mới học thường muốn hiểu thông một từ trước khi học qua từ khác. Nhưng thực tế là trong từng ngữ cảnh các từ lại có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như từ “Set” trong tiếng Anh có khoảng 460 nghĩa, liệu bạn có biết được hết các nghĩa?

Vì thế bạn sẽ phải đoán từ, đây là một khả năng rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Dựa vào ngữ cảnh mà bạn có thể đoán nghĩa của từ. Vì vậy nên, bạn hãy cứ tự tin giao tiếp và nhớ là đừng quá tập trung vào chi tiết.

Thói quen dịch từng con chữ

Dịch từng từ để hiểu ý nghĩa một cách trực tiếp là lỗi khi học ngoại ngữ mà rất nhiều học viên mắt phải. Bạn cần hiểu rằng ngôn ngữ rất khác so với các bộ môn khác.

Hãy bắt đầu học ngôn ngữ mới từ con số không, quên đi tất cả những mẫu diễn đạt mà bạn quen thuộc trong tiếng mẹ đẻ. Tập làm quen với các kiểu diễn đạt mới và tránh việc dịch từng con chữ.

Không có thói quen sử dụng âm điệu khi nói

Một lỗi khi học ngoại ngữ nhiều người mắc phải là không chú tâm đến việc phát âm chuẩn xác. Không những vậy, họ còn bỏ qua phần nhấn, nối âm và nhạc điệu của ngôn ngữ. Điều này khiến cho học viên giao tiếp thiếu tự nhiên, khô khan và khó hiểu. Để cải thiện lỗi này, bạn hãy nghe thật nhiều những bộ phim, phóng sự của người bản xứ và bắt chước theo.

 

không sử dụng âm điệu khi nói

Luyện nói thật nhiều để có thể tự tin nhấn nhá câu từ một cách thật tự nhiên.

 

Thiếu tự tin ở bản thân

Ngay khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, sự e ngại và thiếu tự tin sẽ khiến bạn nhụt chí, muốn từ bỏ. Vậy nên, bạn đừng suy nghĩ đến những điều tiêu cực (mình không học được đâu, ngôn ngữ này rất khó…). Hãy tự tin vào năng lực của bản thân và mang một tâm thế thoải mái nhất để bắt đầu hành trình chinh phục ngoại ngữ mới nào. Như Peter T. Mcintyre đã nói: “Sự tự tin không phải chỉ luôn luôn đến từ điều đúng, mà còn đến từ việc không sợ bị sai".

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ những lỗi khi học ngoại ngữ mà đa số chúng ta đều mắc phải. Nắm rõ những lỗi này để có thể nhanh chóng cải thiện và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của mình. Chúc bạn thành công.

Tài liệu tham khảo: kênh youtube học tiếng anh, luyện thi toeic theo format mới

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn