4 tiêu chí chấm IELTS Speaking Part 1, Part 2, Part 3 cần lưu ý

 

Tiêu chí chấm IELTS Speaking là gì? Làm thế nào để đạt được điểm tối đa dựa trên các tiêu chí chấm IELTS Speaking? Trong bài viết dưới đây, Athena sẽ cùng người đọc phân tích chi tiết 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking, giúp người đọc tự luyện IELTS Speaking hiệu quả và chinh phục điểm số cao trong kỹ năng này.

Cấu trúc bài IELTS Speaking

Bài thi IELTS Speaking gồm 3 phần chính, diễn ra như một cuộc phỏng vấn ngắn giữa thí sinh và giám khảo. Với thời gian kéo dài khoảng 15 đến 20 phút, bài thi đòi hỏi người học thể hiện kỹ năng sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và linh hoạt.

 

Phần thi

Nội dung câu hỏi

Mục đích

Speaking Part 1

Các câu hỏi về đời sống hàng ngày như sở thích, gia đình, công việc, và giáo dục.

Kiểm tra khả năng ứng xử tự nhiên của người học với những tình huống quen thuộc.

Speaking Part 2

Thí sinh chuẩn bị và nói về một chủ đề cụ thể trong khoảng 1-2 phút.

Đánh giá khả năng sắp xếp ý tưởng và trình bày suy nghĩ một cách có tổ chức.

Speaking Part 3

Các câu hỏi sâu hơn, phức tạp hơn dựa trên đề thi của Speaking Part 2.

Đánh giá khả năng phân tích, lập luận của thí sinh.

 

Bộ tiêu chí chấm IELTS Speaking 

Tiêu chí chấm IELTS Speaking gồm 4 tiêu chí chính lần lượt là: Fluency and coherence (Lưu loát và mạch lạc), Lexical Resource (Vốn từ vựng), Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác ngữ pháp), cùng Pronunciation (Phát âm).

tiêu chí chấm ielts speaking

Bộ tiêu chí chấm IELTS Speaking 

1. Fluency and coherence (Tính trôi chảy và mạch lạc)

Fluency and Coherence (Tính trôi chảy và mạch lạc) đánh giá khả năng diễn đạt một cách mạch lạc và liên kết các ý một cách logic của thí sinh. 

- Tính trôi chảy nghĩa là khả năng nói liền mạch mà không có sự ngập ngừng hoặc do dự quá nhiều. 

- Tính mạch lạc đánh giá khả năng của thí sinh trong việc sắp xếp ý tưởng một cách logic và rõ ràng, giúp người nghe dễ dàng theo dõi và hiểu ý. 

 

Tiêu chí Fluency and Coherence phản ánh khả năng duy trì độ dài phù hợp cho mỗi phần của bài thi và sự khả năng trả lời các câu hỏi một cách chính xác và trôi chảy. 

Thang điểm IELTS Speaking cho tiêu chí Fluency and Coherence như sau:

 

Band điểm

Nhận xét

9.0

  • Thí sinh nói trôi chảy, lưu loát, rất ít lặp lại, và có thể tự sửa lỗi.
  • Sự chần chừ chỉ xảy ra khi thí sinh đang chuẩn bị ý tưởng cho tình huống tiếp theo trong câu hỏi.
  • Cách diễn đạt luôn phù hợp với tình huống và tính liên kết chặt chẽ. Mở rộng chủ đề một cách rõ ràng và thích hợp.

8.0

  • Phát âm lưu loát, câu trả lời trôi chảy, ít bị lặp từ, đồng thời thí sinh có thể tự sửa lỗi khi nói.
  • Đôi lúc vẫn còn bị chần chừ trong việc tìm kiếm từ vựng và ngữ pháp phù hợp.
  • Mở rộng chủ đề một cách có hệ thống, phù hợp và có liên quan.

7.0

  • Có thể nói liên tục mà không cần nghỉ, tuy thỉnh thoảng có lặp lại từ, hoặc bị vấp.
  • Đôi lúc có thể xảy ra sự cố khi trình bày câu trả lời câu nhưng không ảnh hưởng đến mạch lạc của bài nói.
  • Vận dụng linh hoạt từ vựng chỉ thời gian và liên từ để kết nối các ý với nhau, hoàn thiện câu trả lời.

6.0

  • Có khả năng nói liên tục và sẵn sàng để trình bày một câu trả lời dài.
  • Sự trôi chảy trong câu trả lời có thể bị giảm do bị vấp hoặc, lặp từ vựng. 
  • Có sử dụng các liên từ và cấu trúc ngữ pháp nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

5.0

  • Có thể trình bày câu trả lời liên tục nhưng nói chậm, thường xuyên phải lặp lại từ vựng để hoàn thiện câu trả lời.
  • Lạm dụng từ nối khiến câu trả lời bị dài, không trôi chảy. Đồng thời hay sử dụng các câu trả lời nâng cao làm mất đi sự lưu loát trong câu trả lời.

4.0

  • Không thể tiếp tục nói liên tục một câu hoàn chỉnh, thường bị ấp úng, lặp từ vựng.
  • Có thể sử dụng câu đơn giản nhưng lại lạm dụng các từ nối khiến câu trả lời bị dài dòng.

3.0

  • Thường xuyên bị ấp úng, lặp lại từ vựng khi trình bày.
  • Thường xuyên không thể truyền đạt được thông điệp cơ bản của câu trả lời.

2.0

  • Có thể nhận biết từ vựng lẻ nhưng lại không thể truyền đạt thành câu trả lời hoàn chỉnh.
  • Thường xuyên phải dừng lại giữa chừng để suy nghĩ câu trả lời.

1.0

  • Trình bày hoàn toàn không có sự mạch lạc, trôi chảy.

0

  • Thí sinh không tham gia kì thi .

 

2. Lexical Resource (Vốn từ vựng)

Tiêu chí Lexical Resource (Vốn từ vựng) đánh giá khả năng của thí sinh trong việc sử dụng từ vựng một cách chính xác và phù hợp trong suốt phần thi. Giám khảo sẽ đánh giá xem thí sinh có sử dụng được một loạt các từ vựng phù hợp và đa dạng để biểu đạt ý tưởng hay không. Ngoài ra, thí sinh cũng được đánh giá mức độ sử dụng từ vựng phù hợp trong bài thi (formal/informal). 

 

Đánh giá "Lexical Resource" trong IELTS Speaking không chỉ dựa vào số lượng từ vựng mà thí sinh biết mà còn dựa vào cách thức họ sử dụng từ vựng đó để giao tiếp một cách hiệu quả và thuyết phục. Một vốn từ vựng phong phú và sử dụng linh hoạt chính là chìa khóa để đạt điểm cao trong tiêu chí này.

 

Bảng đánh giá Lexical Resource:

Band điểm

Nhận xét

9.0

  • Hoàn toàn linh hoạt và sử dụng chính xác từ vựng trong mọi ngữ cảnh. 
  • Nguồn từ ngữ và idiom đa dạng, phong phú, không bị giới hạn.

8.0

  • Có thể vận dụng nguồn từ vựng phong phú, dễ dàng và linh hoạt để thảo luận về mọi chủ đề, truyền đạt ý nghĩa chính xác.

7.0

  • Có khả năng sử dụng linh hoạt nguồn từ vựng để thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau. 
  • Đôi lúc vẫn sử dụng từ ngữ ít phổ biến mặc dù thi thoảng sẽ không phù hợp với ngữ cảnh hiện tại.

6.0

  • Vốn từ vựng vừa đủ để thảo luận sâu về chủ đề. 
  • Từ vựng sử dụng đôi khi không phù hợp nhưng vẫn có thể hiểu được ý nghĩa.
  • Thường xuyên có thể diễn đạt lại ý bằng câu trả lời khác.

5.0

  • Từ vựng đủ để thảo luận về các chủ đề quen thuộc lẫn mới mẻ nhưng có hạn chế về sự linh hoạt. 
  • Có thể paraphrase lại câu trả lời nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

4.0

  • Từ vựng đủ để truyền đạt ý trên các chủ đề quen thuộc nhưng chỉ hiểu một số thông điệp cơ bản có thể được truyền đạt khi gặp phải các chủ đề không quen thuộc.
  • Thường xuyên mắc lỗi trong việc chọn từ. Hiếm khi thử nghiệm diễn đạt lại ý.

3.0

  • Ngôn từ hạn chế, chủ yếu sử dụng để truyền đạt thông tin cá nhân.
  •  Từ vựng không đủ cho các chủ đề không quen thuộc.

2.0

  • Từ vựng rất hạn chế. 
  • Câu nói thường chỉ bao gồm từ lẻ hoặc những câu học thuộc lòng. 
  • Giao tiếp gần như không thể nếu không có hỗ trợ của cử chỉ hoặc biểu cảm.

1.0

  • Không có nguồn từ vựng ngoại trừ vài từ cơ bản và không thể giao tiếp với người khác.

0

  • Thí sinh không tham gia kì thi .


 

3. Grammatical range and accuracy (Phạm vi sử dụng và độ chính xác ngữ pháp)

Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi sử dụng và độ chính xác ngữ pháp) đánh giá khả năng của thí sinh trong việc sử dụng ngữ pháp tiếng Anh. Giám khảo sẽ đánh giá khả năng sử dụng một loạt các cấu trúc ngữ pháp phức tạp cũng như đơn giản, bao gồm việc sử dụng đúng các thì, câu điều kiện, câu bị động, câu ghép, và câu phức. Sự chính xác trong ngữ pháp phản ánh mức độ hiểu biết và khả năng truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, hiệu quả của thí sinh.

 

Bảng đánh giá Grammatical Range and Accuracy

Band điểm

Nhận xét

9.0

  • Cấu trúc ngữ pháp chính xác và có thể sử dụng như người bản xứ.

8.0

  • Sử dụng linh hoạt nhiều cấu trúc ngữ pháp, ít gặp sai sót.

7.0

  • Các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng một cách linh hoạt, dù vẫn còn sai sót.

6.0

  • Có sự phối hợp luân chuyển giữa câu đơn bản và câu phức nhưng chưa linh hoạt. 
  • Mắc lỗi sai thường gặp với câu phức tạp. Đôi lúc gây khó hiểu khi trình bày ý.

5.0

  • Các câu cơ bản thường được kiểm soát tốt về độ chính xác. 
  • Cấu trúc phức tạp được sử dụng nhưng bị hạn chế và thường xuyên sai sót, cần được hướng dẫn lại.

4.0

  • Có thể trình bày các câu cơ bản và một số câu ngắn không lỗi. 
  • Tuy nhiên các mệnh đề phụ ít xuất hiện, câu trả lời có cấu trúc ngắn, lặp lại và lỗi thường gặp.

3.0

  • Có sử dụng cấu trúc câu cơ bản khi trình bày nhưng mắc lỗi ngữ pháp rất nhiều trừ khi câu được học thuộc lòng.

2.0

  • Không thể sử dụng các cấu trúc câu cơ bản.

1.0

  • Không thể trình bày trừ khi được học thuộc lòng.

0

  • Thí sinh không tham gia kì thi

 

4. Pronunciation (Phát âm)

Pronunciation (Phát âm) đánh giá khả năng phát âm của thí sinh, là yếu tố quan trọng để người nghe hiểu được thí sinh đang nói gì. Thí sinh cần phát âm rõ ràng các từ và âm thanh trong phần thi. Phần tiêu chí Pronunciation còn đánh giá khả năng sử dụng đúng ngữ điệu (intonation) và nhấn nhá (stress) trong câu. Phát âm cần phải trôi chảy và tự nhiên, không bị gián đoạn bởi sự ngập ngừng hoặc do phát âm sai lệch, giúp tăng cường sự dễ chịu trong giao tiếp. 

 

Chi tiết bảng đánh giá phần Pronunciation:

 

Band điểm

Nhận xét

9.0

  • Sử dụng đa dạng các đặc điểm âm vị học để truyền đạt ý nghĩa chính xác.
  • Phát âm rõ ràng, để hiểu. Giọng đọc không làm ảnh hưởng đến khả năng hiểu.

8.0

  • Phát âm rõ ràng trong phần lớn thời gian, tông giọng nói đôi lúc ảnh hưởng nhẹ đến khả năng hiểu.

7.0

  • Phát âm rõ ràng, dễ hiểu nhưng vẫn mắc một số lỗi nhỏ.

6.0

  • Sử dụng nhiều đặc điểm âm vị học, nhưng kiểm soát và duy trì chưa tốt. Câu trả lời vẫn có thể hiểu được mà không cần phải suy nghĩ nhiều.

5.0

  • Cách phát âm tương đối truyền đạt được ý cho người nghe. 
  • Sở hữu một vài ưu điểm như ở Band 6.

4.0

  • Vận dụng được một số đặc điểm âm vị học những vẫn bị hạn chế về phạm vi sử dụng.
  • Có thể có những lúc gây khó hiểu cho người nghe do phát âm không rõ ràng.

3.0

  • Phát âm có một số ưu điểm của band 2 và một ít từ band 4. 
  • Giọng điệu thường không rõ ràng, nhất quán gây khó hiểu cho người nghe.

2.0

  • Phát âm có vài đặc điểm chấp nhận được nhưng thường không rõ ràng, gây khó hiểu.

1.0

  • Phát âm chưa chuẩn, giọng điệu không đồng nhất nên người nghe thường không hiểu đầy đủ ý.

0

  • Thí sinh không tham gia kì thi.

 

Tiêu chí chấm IELTS Speaking: Một số lỗi quan trọng cần tránh

 

  • Cách trả lời IELTS Speaking Part 1 quá ngắn gọn

 

Một lỗi phổ biến là người học thường trả lời các câu hỏi một cách quá ngắn gọn, ví dụ chỉ với một hoặc hai từ ("Yes", "No", "Maybe"), mà không mở rộng ý tưởng. Để cải thiện và khiến câu trả lời trở nên phong phú hơn, người học có thể áp dụng một số mô hình cụ thể giúp mở rộng câu trả lời một cách hiệu quả.

Mô hình A.R.E.A (Answer, Reason, Example, Answer) là một cách tiếp cận hữu ích. Đầu tiên, người học cần trả lời trực tiếp câu hỏi (Answer). Sau đó, giải thích lý do cho câu trả lời của mình (Reason), cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa (Example) và kết luận lại câu trả lời ban đầu (Answer). Ví dụ, với câu hỏi "Do you like cooking?", người học có thể trả lời: "Yes, I really enjoy cooking. It allows me to be creative and experiment with different flavors. For instance, last weekend I tried a new recipe for Thai curry, and it turned out great. So, cooking is definitely one of my favorite hobbies."

Ngoài ra, mô hình P.E.E (Point, Explanation, Example) cũng là một lựa chọn phù hợp dành cho người học. người học nên đưa ra ý chính (Point), giải thích chi tiết hơn về ý chính đó (Explanation), và cuối cùng là cung cấp ví dụ để làm rõ ý chính (Example). Với câu hỏi "Do you enjoy reading books?", người học có thể trả lời: "Yes, I absolutely love reading books. Reading helps me relax and unwind after a long day. For example, I recently finished reading 'To Kill a Mockingbird' and found it both thought-provoking and inspiring."

 

 

  • Lỗi ngữ pháp và từ vựng

Dùng sai thì, sai cấu trúc câu, hoặc sử dụng từ vựng không chính xác là những lỗi phổ biến trong phần thi IELTS Speaking. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa chúng.

Nhầm lẫn thì quá khứ, hiện tại và tương lai:

  • "I go to the park yesterday." (sai) nên là "I went to the park yesterday." (đúng)
  • "I will went to the park tomorrow." (sai) nên là "I will go to the park tomorrow." (đúng)

Sử dụng sai cấu trúc câu:

  • "He not only is smart but also kind." (sai) nên là "He is not only smart but also kind." (đúng)
  • "Rarely he goes out." (sai) nên là "Rarely does he go out." (đúng)

Sử dụng từ vựng không chính xác:

  • "I have many informations." (sai) nên là "I have much information." (đúng)
  • "She suggested me to go." (sai) nên là "She suggested that I go." (đúng)

 

 

  • Ngập ngừng, do dự quá nhiều

Ngập ngừng trong nói thường xuất hiện khi thí sinh không chắc chắn về cách diễn đạt hoặc tìm từ. Điều này thường xảy ra do thiếu vốn từ vựng hoặc không chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi ngập ngừng, thí sinh thường có nhiều khoảng dừng, lặp lại từ, hoặc sử dụng "uh", "um" nhiều lần.

Để khắc phục, thí sinh cần luyện tập từ vựng thường xuyên và thực hành nói hàng ngày. Các phương pháp như sử dụng flashcards, ứng dụng học từ vựng, hoặc tham gia các lớp học từ vựng online có thể giúp mở rộng vốn từ và cải thiện khả năng diễn đạt. Đồng thời, việc thực hành nói trước gương, với bạn bè, hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh sẽ tăng cường sự tự tin.

Ngoài ra, kỹ thuật Shadowing là một công cụ hữu ích. Lắng nghe và lặp lại các đoạn hội thoại tiếng Anh từ các nguồn như TED Talks, BBC Learning English, hoặc các podcast học tiếng Anh giúp thí sinh làm quen với cách phát âm, ngữ điệu và nhịp điệu của người bản ngữ, từ đó giảm bớt sự ngập ngừng khi nói. Ghi âm lại các bài nói và nghe lại để nhận diện và sửa chữa các điểm ngập ngừng cũng là một cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng nói.

 

  • Phát âm không rõ ràng

Phát âm không rõ ràng là khi người nói không phát âm chính xác các âm thanh trong từ, làm cho người nghe khó hiểu được họ đang nói gì. Điều này có thể do thiếu luyện tập phát âm hoặc do ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ, nhiều thí sinh có thể gặp khó khăn khi phát âm chính xác âm /θ/: trong từ "three", thay vào đó nhầm lẫn phát âm là "tree".

Phương pháp có thể cân nhắc là thí sinh nên luyện tập phát âm các âm khó hàng ngày bằng cách sử dụng các ứng dụng học phát âm như Elsa Speak hoặc xem các video hướng dẫn trên YouTube. Đồng thời, tham gia các lớp học phát âm chuyên sâu hoặc các khóa học online với giảng viên người bản ngữ cũng giúp người học nhận diện và sửa chữa các lỗi phát âm cụ thể.

Ngoài ra người học có thể nghe và lặp lại các đoạn hội thoại, bài nói chuyện hoặc podcast bằng tiếng Anh, sau đó lặp lại từng câu để rèn luyện phát âm và ngữ điệu. Kỹ thuật Shadowing, đã đề cập ở trên, giúp thí sinh cải thiện phát âm bằng cách lặp lại ngay lập tức những gì đã nghe, rèn luyện cả về ngữ điệu và nhịp điệu. Bằng cách áp dụng các phương pháp này, thí sinh có thể cải thiện đáng kể khả năng phát âm và sự tự tin khi nói, từ đó nâng cao điểm số trong bài thi IELTS Speaking.

tiêu chí chấm ielts speaking
 

Tiêu chí chấm IELTS Speaking: Một số lỗi quan trọng cần tránh

Hướng dẫn cách đạt điểm cao trong các tiêu chí chấm IELTS Speaking

 

  • Tham khảo chi tiết các dạng câu hỏi có thể xuất hiện

 

Việc đầu tiên là nhận diện rõ ràng các mô hình câu hỏi thường gặp. Thông qua việc phân tích, thí sinh có thể dự đoán và tập trung vào việc nâng cao khả năng ứng phó với những câu hỏi mang tính chất mô tả cá nhân, ý kiến hoặc mô tả sự vật, sự việc. Nắm bắt được bản chất của những câu hỏi này sẽ giúp người học cải thiện đáng kể khả năng triển khai ý và trình bày mạch lạc.

  • Part 1: Các câu hỏi trong phần này nhằm khai thác thông tin cá nhân và các hoạt động hàng ngày. Dạng câu hỏi này thường đơn giản và liên quan trực tiếp đến cuộc sống, sở thích, công việc, học tập của thí sinh.
    • Can you tell me your full name?
    • Where are you from?
    • Do you work or are you a student?
  • Part 2: Mô tả một chủ đề cụ thể. 
    • Describe a book that you recently read.
    • Talk about an important event in your life.
  • Part 3: Các câu hỏi dựa trên Part 2, nâng cao khả năng đưa ra ý kiến, so sánh, đánh giá và suy luận về các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục..
    • What are the benefits of reading books compared to watching movies?
    • How do you think technology affects the way we communicate?

 

  • Tăng cường việc luyện tập đọc và nghe

Việc đọc thường xuyên là cơ hội để tiếp xúc với các mẫu câu phức tạp và cách sử dụng từ ngữ sáng tạo. Người học có thể tham khảo:

  • BBC World Service - Cung cấp bản tin quốc tế với giọng đọc rõ ràng và chuẩn mực.
  • NPR News - Bản tin từ Mỹ với các phong cách nói đa dạng, giúp người học làm quen với nhiều giọng điệu khác nhau.

Ngoài ra, việc thường xuyên lắng nghe tiếng Anh qua các bản tin, podcast, hoặc hội thoại làm tăng sự nhạy bén và ghi nhớ cách nhấn âm, ngữ điệu của người nói.  Kỹ năng nghe là bàn đạp cho khả năng phản xạ ngôn ngữ và hiểu biết về phát âm. Tham khảo một số kênh nổi bật dưới đây:

  • TED Talks - Các bài nói chuyện ngắn từ các diễn giả trên toàn thế giới, thường xuyên sử dụng ngữ điệu phong phú và đa dạng.
  • Anh Ngữ Athena - Cung cấp các video bài mẫu IELTS Speaking chữa đề thi thật và bộ đề dự báo.
  • BBC Learning English - Cung cấp các bài hướng dẫn phát âm và ngữ điệu, bảng tin.

Người học có thể vừa luyện nghe, vừa luyện đọc kết hợp luyện đề trong các sách IELTS Speaking phổ biến như: Get ready for IELTS Speaking, Hacker IELTS,...

 

 

  • Thực hành sau khi ghi nhớ kiến thức

 

Sau khi tiếp thu lượng từ vựng và cấu trúc câu qua đọc và nghe, thí sinh nên thường xuyên tập nói để áp dụng kiến thức thành kỹ năng quen thuộc. Việc áp dụng lập tức các từ vựng mới vào các tình huống giao tiếp cụ thể giúp củng cố trí nhớ và luyện IELTS Speaking một cách hiệu quả. Để làm được điều này, thí sinh có thể tự luyện tập trước gương, tự nói cho mình nghe hoặc tìm kiếm đối tác luyện tập.

 

Phương pháp luyện tập trước gương giúp người học quan sát biểu cảm và cử chỉ của mình khi nói. Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng diễn đạt mà còn tăng cường sự tự tin. Khi luyện tập, người học có thể chọn một chủ đề bất kỳ, nói về chủ đề đó trong vài phút và cố gắng duy trì sự trôi chảy. Việc nhìn thấy chính mình nói sẽ giúp nhận diện các lỗi ngữ pháp, từ vựng và phát âm một cách rõ ràng hơn.

 

Tìm kiếm đối tác luyện tập cũng là một phương pháp hữu hiệu. người học có thể tìm bạn học hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để luyện nói cùng nhau. Việc này không chỉ giúp người học làm quen với các dạng câu hỏi mà còn nhận được phản hồi từ đối tác, giúp cải thiện các kỹ năng một cách toàn diện. Thêm vào đó, người học có thể sử dụng phương pháp Shadowing - nghe một đoạn nói bằng tiếng Anh và cố gắng lặp lại ngay lập tức sau đó, giúp cải thiện cả về ngữ điệu lẫn nhịp điệu.

 

Cuối cùng, việc tự ghi âm và nghe lại các bài nói của mình cũng là một cách hiệu quả để nhận diện và sửa chữa các lỗi thường gặp. người học nên nghe lại các đoạn ghi âm, so sánh với cách nói của người bản ngữ và chỉnh sửa các điểm yếu. Sự kiên trì và luyện tập đều đặn sẽ giúp người học nâng cao kỹ năng nói và đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking


tiêu chí chấm ielts speaking

Hướng dẫn cách đạt điểm cao trong các tiêu chí chấm IELTS Speaking

 

Tổng kết

Ngoài ôn luyện chặt chẽ từ vựng IELTS Speaking hay luyện đề thực chiến, tìm hiểu và nắm rõ bộ tiêu chí chấm IELTS Speaking là một phần quan trọng đưa người học đến gần hơn với mục tiêu thi IELTS của mình. Việc đạt điểm cao trong bài thi IELTS Speaking phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cách tiếp cận, phương pháp học, nguồn tài liệu cũng như mức độ hiểu sâu về cấu trúc đề thi và cách thức chấm điểm.

 

Người học ôn luyện hiệu quả hơn khi tham gia khóa học IELTS toàn diện từ mất gốc cam kết đầu ra 6.5+ của Athena giúp bạn nâng điểm Speaking nhanh chóng: 

  • Lộ trình học “tối giản”, “tối ưu” giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản, và nắm chắc tấm bằng IELTS 6.5-7.5+ trong tầm tay.
  • Được giảng dạy trực tiếp bởi ThS. Đỗ Vân Anh (8.5 IELTS, TESOL với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy TOEIC/IELTS).  
  • Được chữa Speaking 1-1 trực tiếp hàng tuần cùng Cô Vân Anh - “Đặc quyền” chỉ dành cho học viên Athena. 
  • Học phí “nhẹ ví” với các bạn sinh viên: Khóa IELTS từ mất gốc đến 7.0+ tại Athena là lựa chọn phù hợp với các bạn sinh viên mong muốn sở hữu tấm bằng IELTS với chi phí thấp - chất lượng cao. Ngoài ra, Athena còn trao học bổng định kỳ với các bạn có thành tích học tập tốt.

Thông tin chi tiết về khoá học IELTS từ 0 đạt 6.5-8.0+ của Athena TẠI ĐÂY.

tiêu chí chấm ielts speaking

Xem thêm:

 

 

Chia sẻ bài viết lên
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ
Form đăng ký toeic
Form đăng ký ielts

Liên hệ đường dây nóng để được hỗ trợ sớm nhất

098 366 22 16

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay ƯU ĐÃI
Ưu đãi hết hạn sau
Loading...
Contact Phone Messenger Messenger Zalo