IELTS Writing Task 1 Table là một trong những dạng bài phổ biến thường xuyên xuất hiện trong phần thi Writing Task 1. Đây là dạng bài giúp bạn rèn luyện khả năng phân tích và trình bày số liệu một cách rõ ràng. Để tìm hiểu chi tiết, hãy cùng Athena tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về IELTS Writing Task 1
IELTS Writing Task 1 Table là gì?
IELTS Writing Task 1 là bài thi viết đầu tiên chiếm 1/3 tổng điểm trong kỹ năng Writing IELTS. Bài thi này yêu cầu thí sinh mô tả và phân tích các dạng biểu đồ, so sánh quá trình hoặc xu hướng thay đổi theo thời gian.
Trong bài thi này, bạn cần viết tối thiểu 150 từ và nên hoàn thành trong khoảng 20 phút.
IELTS Writing Task 1 Table là một dạng bài trong Task 1 Writing, trong đó bạn sẽ làm việc với bảng số liệu bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Thông thường, nhiệm vụ của bạn là tóm tắt và phân tích số liệu trong bảng một cách chính xác và ngắn gọn.
Các dạng bài trong IELTS Writing Task 1 Table
IELTS Writing Task 1 Table bao gồm 2 dạng chính: Table không có sự thay đổi theo thời gian và Table có sự thay đổi theo thời gian.
- Table có sự thay đổi theo thời gian
Đây là dạng bảng yêu cầu bạn phân tích các xu hướng và biến động của số liệu qua các mốc thời gian khác nhau.
Để làm tốt dạng bài này, bạn không chỉ cần so sánh số liệu giữa các hạng mục, mà còn cần phải chỉ ra rõ ràng sự thay đổi, bao gồm cả sự tăng và giảm của từng hạng mục theo thời gian. Việc theo dõi và mô tả những thay đổi này sẽ giúp bạn đưa ra nhận xét sâu sắc hơn về các xu hướng và bối cảnh tổng thể của bảng số liệu.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau cùng Athena nhé:

Table có sự thay đổi theo thời gian
Đề bài: The contribution of various economic sectors to X country gross domestic product in 2016, 2017 and 2018. (Bảng dưới thể hiện sự đóng góp của các ngành kinh tế khác nhau vào sản phẩm quốc nội tại quốc gia X năm 2016, 2017 và 2018)
=> Bảng số liệu cho thấy xu hướng tăng hoặc giảm của 3 ngành Agriculture, Industry và Service theo thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Từ đây, bạn có thể so sánh, phân tích và đánh giá số liệu để có thể đưa ra xu hướng chủ đạo của mỗi ngành theo thời gian.
- Table không có sự thay đổi theo thời gian
Ngược lại với dạng có mốc thời gian, dạng bảng không thay đổi theo thời gian thường yêu cầu bạn so sánh và mô tả các hạng mục tại một thời điểm cụ thể.
Với dạng bài này, nhiệm vụ của bạn là so sánh trực tiếp giữa các hạng mục mà không cần phải phân tích xu hướng thay đổi của số liệu. Bạn chỉ cần làm nổi bật những điểm đáng chú ý, chẳng hạn như hạng mục nào có giá trị cao nhất, thấp nhất hoặc những chỉ số khác biệt rõ ràng, nhằm mang đến một bức tranh tổng quan dễ hiểu và chính xác.
Bạn có thể hiểu rõ thêm về Table dạng này thông qua ví dụ sau:

Table không có sự thay đổi theo thời gian
Đề bài: The table below give information on consumer spending on different items in five different countries in 2012 (Bảng số liệu dưới đây thể hiện thông tin khách hàng chi tiêu trong các hạng mục ở 5 quốc gia năm 2012)
=> Có thể nhận thấy, bảng trên chỉ thể hiện các hạng mục cần phân tích là “Food”, “Clothing” và “Leisure” giữa 5 quốc gia với nhau tại 1 thời điểm duy nhất là năm 2012. Vì dữ liệu được trình bày tại một thời điểm cố định mà không có sự thay đổi theo thời gian, nên bài phân tích sẽ tập trung vào việc so sánh chi tiêu giữa các quốc gia cho từng hạng mục và tìm ra mức độ chi tiêu cao nhất hoặc thấp nhất trong mỗi hạng mục.
Có thể thấy rằng dạng Table cũng được chia thành hai loại tương tự như biểu đồ Line Graph hay Bar Chart. Cụ thể, loại đầu tiên thể hiện sự thay đổi của các đối tượng theo thời gian, cho phép bạn phân tích và nhận xét về xu hướng biến động của số liệu. Trong khi đó, loại thứ hai tập trung vào việc so sánh các đối tượng với nhau tại một thời điểm nhất định, không có yếu tố thời gian tác động. Việc hiểu rõ đặc điểm của từng loại bảng này sẽ giúp bạn áp dụng phương pháp phân tích phù hợp và đạt kết quả tốt trong phần thi IELTS Writing Task 1.
Cách phân tích số liệu trong dạng bài Writing Task 1 Table
Trong Task 1 Table, việc phân tích số liệu là yếu tố then chốt để bạn có cái nhìn tổng quan và lên ý tưởng cho bài viết. Athena sẽ hướng dẫn bạn thực hiện điều này qua các bước đơn giản thông qua ví dụ sau:
Đề bài: The table below shows the average monthly temperatures and rainfall in three different cities Hanoi, Bangkok, Singapore in Southeast Asia between January and June in 2020. (Bảng sau đây mô tả lượng mưa và nhiệt độ hàng tháng ở 3 thành phố Hà Nội, Bangkok, Singapore tại Đông Nam Á từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020)
Month | Hanoi | Bangkok | Singapore |
January | 27°C, 20 mm | 26°C, 10 mm | 19°C, 30 mm |
February | 20°C, 10 mm | 20°C, 5 mm | 20°C, 30 mm |
March | 30°C, 15 mm | 30°C, 20 mm | 20°C, 40 mm |
April | 32°C, 35 mm | 31°C, 50 mm | 25°C, 80 mm |
May | 32°C, 150 mm | 34°C, 120 mm | 27°C, 120 mm |
June | 34°C, 180 mm | 30°C, 200 mm | 30°C, 200 mm |
Xác định những yếu tố cơ bản sau: chủ đề của bảng số liệu, địa điểm và thời gian khảo sát
- Chủ đề của bảng số liệu: nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng ở ba thành phố khác nhau tại Đông Nam Á.
- Địa điểm: Ba thành phố được đề cập là Thành phố Hà Nội, Bangkok và Singapore
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.
Xem xét có bao nhiêu đối tượng và liệu có yếu tố thời gian hoặc phần trăm nào cần lưu ý.
- Bảng có 3 đối tượng: Hà Nội, Bangkok và Singapore
- Thời gian cần lưu ý: Tháng 2 cả 3 thành phố có nhiệt độ ngang nhau. Từ tháng 1 đến tháng 6, nhiệt độ ở Hà Nội và Singapore luôn tăng.
Tìm ra những thông tin chính như số liệu cao nhất, thấp nhất hoặc các số liệu không thay đổi.
- Số liệu cao nhất: Ở Hà Nội và Singapore, số liệu cao nhất ở cả lượng mưa và nhiệt độ là vào tháng 6. Bangkok có lượng mưa cao nhất vào tháng 6 nhưng nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5.
Tiến hành so sánh các số liệu với nhau để nhận diện những mẫu hoặc xu hướng chung.
- Xu hướng chung: Hà Nội và Bangkok có xu hướng nhiệt độ cao hơn so với Singapore, với nhiệt độ trung bình tương đối ổn định và có sự gia tăng rõ rệt theo tháng. Trong khi đó, cả ba thành phố đều có lượng mưa cao nhất vào tháng 6, cho thấy rằng đây là thời điểm mưa nhiều nhất trong năm ở khu vực Đông Nam Á.
Nếu bảng có yếu tố thời gian, chú ý đến các xu hướng tăng hoặc giảm của số liệu qua các mốc thời gian khác nhau.
- Nhiệt độ: Hà Nội và Singapore đều có nhiệt độ xu hướng tăng theo tháng. Trong khi đó, Bangkok có nhiệt độ tăng từ tháng 1 đến tháng 5 và giảm dần vào tháng 6.
- Lượng mưa: Hà Nội và Bangkok có lượng mưa dao động (Giảm vào tháng 2 và tăng dần vào tháng 6). Singapore có lượng mưa tăng dần theo tháng
Cuối cùng, đừng bỏ qua các ký hiệu và chú giải; việc hiểu rõ các chi tiết này sẽ giúp bạn khai thác tối đa thông tin trong bảng
- Đối với bảng ví dụ trên, bạn cần phải chú ý tới đơn vị của lượng mưa (mm) và nhiệt độ (°C)
Hướng dẫn chi tiết cách viết IELTS Writing Task 1 Table
Cả hai dạng IELTS Writing Task 1 Table đều có cách triển khai cấu trúc bài viết tương tự nhau, gồm có 3 phần chính bao gồm:
- Introduction (mở bài): Paraphrase (Diễn giải) lại đề bài (1 câu).
- Overview (tổng quan): Tóm tắt, mang tính tổng quát cả bài viết và không được đưa số liệu cụ thể vào phần này (2-3 câu).
- Body 1&2 (nội dung chính): Miêu tả, so sánh và phân tích các điểm nổi bật của bảng dữ liệu đã nêu ở phần Overview (Mỗi đoạn 3-4 câu).
Dựa vào ví dụ trong mục trên, Athena sẽ hướng dẫn bạn cách viết bài IELTS Writing Task 1 theo từng phần cụ thể.
Introduction
Đây là phần mở đầu của bài, giới thiệu ngắn gọn về bảng số liệu trong đề bài. Trong phần này, nhiệm vụ của bạn là paraphrase lại đề bài một cách linh hoạt và sáng tạo để tạo sự khác biệt so với bản gốc. Việc paraphrase không chỉ giúp tránh lặp lại nguyên văn mà còn thể hiện khả năng ngôn ngữ linh hoạt của bạn.
Để thực hiện Paraphrase đề bài trên, bạn có thể sử dụng các cách sau:
- Sử dụng từ/ cụm từ đồng nghĩa
=> Paraphrase đề bài: The given table compares the average temperatures and precipitation per month in three distinct cities Hanoi, Bangkok, and Singapore in Southeast Asia from January to June in the year 2020.
Trong đó:
“Shows" được thay bằng "compares", tạo sự đa dạng trong cách diễn đạt.
"monthly" được diễn đạt thành "per month", “rainfall” thay thế bằng “precipitation”, cả hai vẫn giữ nguyên nghĩa nhưng dùng từ khác giúp câu phong phú và không gây nhàm chán.
"between January to June in 2020" được diễn giải thành "from January to June in the year 2020" để câu văn có cảm giác trang trọng và chi tiết hơn.
- Thay đổi cấu trúc câu
Đảo trật tự từ hoặc viết lại câu theo cấu trúc khác sẽ giúp câu văn của bạn trở nên tự nhiên và mạch lạc hơn bằng cách chuyển từ chủ động sang bị động, thay đổi chủ ngữ, thay đổi động từ,...
=> Paraphrase đề bài bằng chuyển từ chủ động sang bị động: The average monthly temperatures and rainfall in three different cities Hanoi, Bangkok, and Singapore in Southeast Asia between January and June 2020 are displayed in the table below.
- Sử dụng các từ liên kết
Thêm các từ nối như "The table illustrates" hoặc "This chart provides an overview of..." để làm cho câu văn mượt mà hơn.
=> Paraphrase đề bài: The table illustrates the monthly rainfall and temperature levels recorded in three different areas Hanoi, Bangkok, Singapore in Southeast Asia from January to June in 2020.
Overview
Overview là phần tóm tắt, khái quát những đặc điểm nổi bật nhất của bảng số liệu. Trong phần này, bạn nên viết hai câu để nêu rõ hai điểm đáng chú ý nhất.
Đầu tiên, hãy tập trung vào xu hướng chính mà bạn nhận thấy trong bảng, có thể là sự gia tăng hay giảm sút của các hạng mục theo đó thời gian. Thứ hai, hãy đề cập đến thứ tự của các hạng mục, cho biết đâu là nhóm có tỷ lệ cao nhất và đâu là nhóm có tỷ lệ thấp nhất.
Lưu ý rằng, trong phần overview này, bạn không nên đưa ra bất kỳ số liệu nào mà hãy để lại trong phần body tiếp theo.
Ví dụ về overview đề bài trên:
=> Overview: Overall, the amount of rainfall in June in the three cities was by far the highest during the research period. While the temperatures in June were the highest in Hanoi and Singapore, Bangkok experienced the highest temperatures in May.
=> Câu overview trên đã tóm tắt hai điểm chính của bảng số liệu liên quan đến lượng mưa và nhiệt độ bao gồm:
- Lượng mưa cao nhất ở cả 3 thành phố đều vào tháng 6.
- Trong khi nhiệt độ ở Hanoi và Singapore cao nhất vào tháng 6 thì ở Bangkok là vào tháng 5
Body
Phần nội dung chính của bài sẽ được chia làm hai phần: Body 1 và Body 2. Mỗi phần này sẽ tương ứng với các nhóm đối tượng có những đặc điểm và tính chất tương đồng, giúp giám khảo dễ dàng theo dõi và so sánh thông tin.
Tùy thuộc vào dạng Table mà bạn đang phân tích, cách chia Body có thể khác nhau để phù hợp với cấu trúc dữ liệu.
- Table có mốc thời gian: Chia các hạng mục theo số liệu gần giống nhau tùy theo các mốc thời gian (ngày/tháng/năm) tương ứng.
Ví dụ mà Athena đã đề cập ở trên là một ví dụ minh hoạ về Table có mốc thời gian, cụ thể là số liệu có sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ tại 3 thành phố từ tháng 1 đến tháng 6. Vì vậy, Body của Table này sẽ được chia như sau:
=> Body 1: So sánh hạng mục “Rainfall” trong 6 tháng của 3 thành phố
=> Body 2: So sánh hạng mục “Temperatures” giữa các thành phố từ tháng 1 đến tháng 6
- Table không có mốc thời gian: So sánh trong từng hạng mục và giữa các hạng mục với nhau.
Ví dụ: The table shows key data on the demographics of four different countries (Bảng số liệu trình bày dữ liệu chính về nhân khẩu học của bốn quốc gia khác nhau.)

=> Body 1: So sánh hai hạng mục “Population” và “GDP”
=> Body 2: So sánh hạng mục Average Life Expectancy giữa các quốc gia
Cách tiếp cận trên không chỉ giúp bạn tổ chức thông tin một cách có hệ thống mà còn làm nổi bật những khác biệt và tương đồng giữa các nhóm dữ liệu, từ đó cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nội dung bảng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số cấu trúc câu sau trong phần Body IELTS Writing Task 1 Table.
Cấu trúc câu | |
Miêu tả Xu hướng | The data indicates that… (Dữ liệu cho thấy rằng…)There was a significant increase in… (Có sự gia tăng đáng kể trong..)The figures show a gradual decline in… (Các con số cho thấy một sự giảm dần trong…)Overall, the trend reflects… (Tổng thể, xu hướng phản ánh..) |
So sánh giữa các hạng mục | In comparison to… (So với …)Compared to [hạng mục A], [hạng mục B] showed… (So với [hạng mục A], [hạng mục B] cho thấy…)While [hạng mục A] experienced a rise, [hạng mục B]... (Trong khi [hạng mục A] trải qua một sự gia tăng, [hạng mục B]...)On the contrary, [hạng mục A] had a much lower percentage than [hạng mục B]... (Ngược lại, [hạng mục A] có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với [hạng mục B]..) |
Nêu rõ các số liệu cụ thể | The highest figure recorded was… (Số liệu cao nhất được ghi nhận là..)The lowest percentage was seen in.. (Tỷ lệ thấp nhất được thấy ở…)Approximately [x]% of [hạng mục]... (Khoảng [x]% của [hạng mục]...)The data reveals that [hạng mục] accounted for [y]%... (Dữ liệu tiết lộ rằng [hạng mục] chiếm [y]%...) |
Phân tích sự thay đổi theo thời gian | From 2015 to 2020, [hạng mục] increased from [x%] to [y%]... (từ năm 2015 đến 2020, [hạng mục] đã tăng từ [x%] lên [y%]..)During this period, there was a fluctuation in the rates, with [hạng mục]... (Trong khoảng thời gian này, có sự biến động trong tỷ lệ, với [hạng mục]...)By the end of the period, [hạng mục] had reached its peak at … (Cuối cùng của giai đoạn, [hạng mục] đã đạt đỉnh tại..) |
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1 - Map chi tiết
Những lỗi thường gặp khi làm dạng bài IELTS Writing Task 1 Table
Athena sẽ tổng hợp một số lỗi thường gặp khi làm dạng bài IELTS Writing Task 1 Table mà bạn cần tránh dưới đây:
- Thiếu sự rõ ràng và logic trong cấu trúc bài: Một trong những lỗi phổ biến là không phân chia bài viết thành các phần rõ ràng, như Introduction, Overview và Body. Nhiều bạn thường viết một cách lộn xộn, khiến giám khảo khó theo dõi. Để khắc phục điều này, bạn cần đảm bảo cấu trúc bài viết rõ ràng, với phần mở đầu giới thiệu, một cái nhìn tổng quan về bảng số liệu và sau đó là các phần thân bài được phân chia hợp lý theo từng nhóm đối tượng.
- Không đưa ra cái nhìn tổng quan (Overview): Nhiều bạn bỏ qua phần Overview hoặc chỉ nêu các số liệu mà không trình bày xu hướng chung. Điều này dẫn đến việc thiếu sự tổng quát trong bài viết. Khi làm dạng bài này, bạn nên chắc chắn rằng nêu rõ các đặc điểm nổi bật, xu hướng và sự thay đổi trong phần Overview mà không sử dụng số liệu cụ thể, điều này sẽ giúp giám khảo có cái nhìn tổng quan về nội dung bạn sẽ trình bày trong phần thân bài.
- Sử dụng số liệu không chính xác: Nhiều bạn thường đưa ra số liệu sai hoặc không chính xác (số gần đúng), gây nhầm lẫn cho giám khảo khi chấm bài. Để tránh điều này, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng số liệu trong bảng trước khi viết để đảm bảo rằng thông tin bạn đang sử dụng là chính xác và đáng tin cậy.
- Thiếu so sánh và phân tích số liệu: Không so sánh các hạng mục một cách hiệu quả hoặc không chỉ ra mối liên hệ giữa các số liệu sẽ khiến cho bài viết của bạn thiếu tính logic và chặt chẽ. Với dạng Table có nhiều số liệu, bạn nên cố gắng tìm ra các mối liên hệ, sự tương phản và nhóm các số liệu theo cách logic, giúp bài viết thêm phần sâu sắc và sinh động.
Một số bài mẫu IELTS Writing Task 1 Table trong kỳ thi IELTS thực tế
Dạng Table có mốc thời gian
The table below gives information about the problems faced by children in two primary schools in 2005 and 2015.

Phân tích đề: Đề bài yêu cầu so sánh các vấn đề giáo dục mà học sinh ở hai trường tiểu học phải đối mặt vào các năm 2005 và 2015.
Dàn bài:
1. Introduction
2. Overview:
+ A cao hơn B
+ A xu hướng giảm, B xu hướng tăng
3. Body 1: năm 2005
+ 42% Học sinh trường A gặp vấn đề về following instructions, trong khi trường B chỉ 6%
+ Khoảng 30-40% học sinh trường A gặp vấn đề spelling, listening, verbal, concentration, thì trường B chỉ khoảng 5-15%
4. Body 2: năm 2015
+ Trường A: Học sinh gặp vấn đề following instructions giảm 24%, giảm 22%, 15%, 14% và 5% đối với các vấn đề concentration, listening, verbal và spelling.
+ Trường B: Ngược lại, hs gặp vấn đề spelling và following instructions tăng gấp đôi, lên đến 10% và 12%. Các trường hợp còn lại gần như giữ nguyên không thay đổi
Bài mẫu
The table compares two primary schools in terms of the proportions of their pupils who experienced seven different educational problems in 2005 and 2015.
Overall, school A had higher proportions of children with all seven educational difficulties in both years. However, while school A decreased the incidence of most of the problems over the period, school B saw an overall rise in the percentage of children struggling.
In 2005, 42% of school A’s pupils found it difficult to follow instructions, whereas only 6% of pupils in school B experienced this problem. Similarly, between 30 and 40% of children attending school A had problems in the areas of spelling, listening, verbal expression and concentration in lessons, while the equivalent figures for school B stood at between 5 and 15 per cent.
In 2015, the difference between the two schools was less pronounced. Notably, the proportion of children who struggled to follow instructions fell by 24% in school A, and this school also saw falls of 22%, 15%, 14% and 5% in the figures for children who had problems with concentration, listening, verbal expression and spelling. In school B, however, the proportion of children who struggled with spelling and following instructions doubled, to 10% and 12% respectively, and there was almost no change in the percentage of students facing the other problems.
(222 words)
Bản dịch
Bảng so sánh hai trường tiểu học về tỷ lệ học sinh gặp phải bảy vấn đề giáo dục khác nhau vào năm 2005 và 2015.
Nhìn chung, trường A có tỷ lệ học sinh gặp phải tất cả bảy khó khăn giáo dục cao hơn trong cả hai năm. Tuy nhiên, trong khi trường A giảm tỷ lệ xảy ra của hầu hết các vấn đề trong giai đoạn này, trường B lại chứng kiến sự gia tăng tổng thể về tỷ lệ học sinh gặp khó khăn.
Năm 2005, 42% học sinh của trường A cảm thấy khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn, trong khi chỉ có 6% học sinh của trường B gặp phải vấn đề này. Tương tự, từ 30 đến 40% trẻ em theo học tại trường A gặp khó khăn trong các lĩnh vực như chính tả, nghe, biểu đạt bằng lời và sự tập trung trong giờ học, trong khi con số tương ứng của trường B dao động từ 5 đến 15%.
Đến năm 2015, sự khác biệt giữa hai trường ít nổi bật hơn. Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ em gặp khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn đã giảm 24% ở trường A, và trường này cũng ghi nhận sự giảm lần lượt là 22%, 15%, 14% và 5% trong tỷ lệ trẻ em gặp vấn đề về sự tập trung, nghe, biểu đạt bằng lời và chính tả. Tuy nhiên, ở trường B, tỷ lệ trẻ em gặp khó khăn với việc chính tả và tuân theo hướng dẫn đã gấp đôi, đạt lần lượt là 10% và 12%, trong khi gần như không có sự thay đổi về tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề khác.
Dạng Table không có mốc thời gian
The table below gives information about the underground railway systems in six cities.

Dàn bài:
1. Introduction
2. Overview:
+ 3 mục đầu đường dài nhất & nhiều hành khách nhất
3. Body 1: 3 thành phố đầu
+ London: lâu đời nhất/ đường ray dài nhất
+ Paris: đường ray dài thứ 2, chỉ bằng ½ London, nhưng khách nhiều hơn
+ Tokyo: đường ray dài thứ 3, nhưng khách nhiều nhất
4. Body 2: 3 thành phố sau
+ Liệt kê độ dài đường ray của từng cái
+ Los Angeles thành lập muộn nhất, trong khi Kyoto đường ray ngắn nhất và phục vụ ít khách nhất
Bài mẫu:
The given table illustrates the subway systems in six different areas.
It is clear from the table that the London underground opened the earliest and had the longest length. Additionally, the Tokyo underground serves the most passengers per year.
The London underground system is the oldest which was built in 1863. Moreover, it is also the longest system, at 394 kilometers. Meanwhile, the Paris underground system is 199 kilometers long/in length, which is half as long as the London subway, but it has more travellers. The Tokyo underground system is only the third route but it has the most passengers, with 1927 millions people each year.
The length of the underground system in Washington Dc is 126 kilometers, which is higher than the figures for Kyoto and Los Angeles, with 11 kilometers and 28 kilometers respectively. The Los Angeles underground system was established in 2001 as the latest, while it transports one-third of passengers compared to Washington DC.
(159 words)
Bài dịch
Bảng số liệu cho thấy hệ thống tàu điện ngầm ở sáu khu vực khác nhau.
Dễ dàng nhận thấy từ bảng này rằng hệ thống tàu điện ngầm ở London được mở đầu tiên và có chiều dài lớn nhất. Ngoài ra, hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo phục vụ lượng hành khách lớn nhất mỗi năm.
Hệ thống tàu điện ngầm London là hệ thống lâu đời nhất, được xây dựng vào năm 1863. Hơn nữa, đây cũng là hệ thống dài nhất với chiều dài 394 km. Trong khi đó, hệ thống tàu điện ngầm ở Paris có chiều dài 199 km, bằng một nửa chiều dài của hệ thống ở London, nhưng lại có số lượng hành khách nhiều hơn. Hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo chỉ đứng thứ ba về mặt thời gian hoạt động, nhưng lại có số lượng hành khách lớn nhất, đạt 1927 triệu người mỗi năm.
Chiều dài của hệ thống tàu điện ngầm ở Washington DC là 126 km, cao hơn so với Kyoto và Los Angeles, lần lượt là 11 km và 28 km. Hệ thống tàu điện ngầm ở Los Angeles được khánh thành vào năm 2001, là hệ thống mới nhất, trong khi lượng hành khách của nó chỉ bằng một phần ba so với Washington DC.
Xem thêm: Trọn bộ đề thi IELTS Writing Test Task 1 và Task 2 cập nhật 2024
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp tổng quan về dạng bài IELTS Writing Task 1 Table cũng như các phương pháp viết bài chi tiết đi kèm bài mẫu tham khảo.
Athena hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ bạn thật tốt trong quá trình chuẩn bị và ôn luyện kỹ năng Writing IELTS nói riêng và kỳ thi IELTS nói chung. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục IELTS trong tương lai nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc luyện tập online qua các bài kiểm tra tại trang Online Test của website anhnguathena.vn. Bên cạnh đó, để giúp ôn luyện hiệu quả, bạn có thể tham khảo khóa học IELTS toàn diện từ mất gốc cam kết đầu ra tối thiểu 6.5+ của Athena giúp bạn nâng điểm Reading nhanh chóng:
- Lộ trình học từ 0 đạt 6.5-7.5+ IELTS tinh gọn trong 80 buổi.
- Được giảng dạy trực tiếp bởi ThS. Đỗ Vân Anh (8.5 IELTS, 9.0 Listening với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy TOEIC/IELTS).
- Học phí “nhẹ ví” với các bạn sinh viên: Khóa IELTS từ mất gốc đến 7.0+ tại Athena là lựa chọn phù hợp với các bạn sinh viên mong muốn sở hữu tấm bằng IELTS với chi phí thấp - chất lượng cao. Ngoài ra, Athena còn trao học bổng định kỳ với các bạn học viên hoàn thành tốt chương trình học.
- Anh ngữ Athena hỗ trợ 50% lệ phí thi chứng chỉ IELTS tương đương 2.332.000đ.
Xem thêm: